Multimedia Đọc Báo in

Phó Bí thư Chi bộ thôn trẻ tuổi, nhiệt huyết

08:57, 07/10/2019

Sau khi tốt nghiệp THPT, anh Nguyễn Đức Hòa (SN 1987, dân tộc Mường, ở thôn Kim Châu, xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin) tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thi đua phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng tại địa phương.

Năm 2004, anh tham gia lực lượng Dân quân tự vệ thôn Kim Châu và các hoạt động của Chi đoàn thanh niên thôn. Năm 2012, anh Hòa vinh dự được kết nạp vào Đảng và đến năm 2014 được bầu làm Phó Bí thư Chi bộ thôn Kim Châu.

Đảm nhận vai trò Phó Bí thư Chi bộ khi tuổi đời còn rất trẻ, anh Hòa luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ý của các đảng viên, cùng tập thể Chi bộ đoàn kết xây dựng chương trình hành động cụ thể, sát thực với địa phương. Trong các buổi sinh hoạt Chi bộ cũng như họp thôn, anh đã khéo léo lồng ghép tuyên truyền phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân trong thôn tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đoàn kết phát triển kinh tế... Để thực hiện được những nhiệm vụ đó, anh luôn gương mẫu, “nói đi đôi với làm”, là hạt nhân đoàn kết trong Chi bộ; các vấn đề đều được anh đưa ra bàn bạc dân chủ, giải quyết thấu tình, đạt lý.

Anh Nguyễn  Đức Hòa,  Phó Bí thư Chi bộ thôn Kim Châu, xã Dray Bhăng.
Anh Nguyễn Đức Hòa, Phó Bí thư Chi bộ thôn Kim Châu, xã Dray Bhăng.

Không chỉ nhiệt tình với công tác xã hội, anh Hòa còn năng động trong phát triển kinh tế gia đình. Hiện gia đình anh có hơn 1 ha hồ tiêu xen cà phê và cây ăn quả, chăn nuôi gia súc; ngoài ra anh còn ươm cây giống như cà phê, bơ vừa cung cấp cho gia đình vừa bán cho bà con xung quanh… Hiện nay gia đình anh có thu nhập gần 200 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí.

Với những thành tích trong công tác, anh Nguyễn Đức Hòa vừa được tuyên dương tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Cư Kuin lần thứ III năm 2019.

Mỹ Hằng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.