Multimedia Đọc Báo in

Rà soát hộ nghèo năm 2020 khách quan, công khai, dân chủ

08:50, 24/12/2020
15/15 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đang quyết liệt thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020. 
 
Công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được các địa phương thực hiện từ thôn, buôn, tổ dân phố, đảm bảo đúng quy trình 7 bước, chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, có ý kiến tham gia của người dân về kết quả rà soát. Không để xảy ra tình trạng xác định không đúng hộ nghèo, hộ cận nghèo để được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh. 
 
Để công tác rà soát đạt hiệu quả, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho cán bộ, nhân viên Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện và cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã; hướng dẫn quy trình rà soát. Đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra, phúc tra, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho các địa phương trong quá trình thực hiện công tác này.
 
Đoàn kiểm tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra công tác rà soát hộ nghèo, hộ nghèo ở xã Tam Giang, huyện Krông Năng.
Đoàn kiểm tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra công tác rà soát hộ nghèo, hộ nghèo ở xã Tam Giang (huyện Krông Năng).

Công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo năm 2020, trên cơ sở đó đánh giá chính xác kết quả chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh và đề ra kế hoạch thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội giai đoạn 2021 – 2025. Bên cạnh đó, qua công tác điều tra, rà soát hộ nghèo và hộ cận nghèo, tỉnh Đắk Lắk sẽ đánh giá được những nguồn lực, cách thức hỗ trợ hiệu quả để người nghèo thoát nghèo, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để điều chỉnh, xác định đầu tư trong công tác giảm nghèo ở giai đoạn tiếp theo.

Lan Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.