Kết quả bước đầu triển khai thực hiện Quyết định số 3213/QĐ-UBND về chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch về bất động sản
15:00, 21/06/2010
Qua 6 tháng thực hiện Quyết định 3213/QĐ-UBND ngày 13-11-2009 của UBND tỉnh về chuyển giao việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, TX. Buôn Hồ và huyện Krông Pak cho các Phòng Công chứng số 1, số 2, số 3 của tỉnh.
Các Phòng Công chứng đã giải quyết được 13.512 trường hợp, thu lệ phí công chứng hơn 3,8 tỷ đồng (so sánh với cùng kỳ năm trước tăng 10.517 trường hợp và 2,7 tỷ đồng lệ phí công chứng). Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất đều bảo đảm an toàn pháp lý cao cho các hợp đồng, giao dịch của tổ chức, cá nhân.
Tuy nhiên, trước đây, các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất được UBND cấp xã thực hiện khá dễ dãi, thông thoáng, không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật; thậm chí có nhiều vi phạm về trình tự, thủ tục và thẩm quyền trong việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, nhất là trong thực hiện các chế định ủy quyền khi tham gia giao dịch dân sự, xác định quyền tài sản của cá nhân trong chế độ sở hữu tài sản chung, việc ký, điểm chỉ của công dân khi thực hiện giao dịch (do nhận thức và vận dụng pháp luật chứng thực ở một bộ phận chính quyền cấp xã còn sơ sài, ấu trĩ, bị ràng buộc nhiều mối quan hệ làng xã…). Do đó, khi chuyển giao cho Phòng Công chứng thực hiện, việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, quy trình, thủ tục công chứng đã khiến một bộ phận nhân dân và chính quyền cơ sở cho rằng việc giải quyết của các Phòng Công chứng chưa được thông thoáng, thậm chí còn gây khó khăn, phiền hà.
Tuy nhiên, trước đây, các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất được UBND cấp xã thực hiện khá dễ dãi, thông thoáng, không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật; thậm chí có nhiều vi phạm về trình tự, thủ tục và thẩm quyền trong việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất, nhất là trong thực hiện các chế định ủy quyền khi tham gia giao dịch dân sự, xác định quyền tài sản của cá nhân trong chế độ sở hữu tài sản chung, việc ký, điểm chỉ của công dân khi thực hiện giao dịch (do nhận thức và vận dụng pháp luật chứng thực ở một bộ phận chính quyền cấp xã còn sơ sài, ấu trĩ, bị ràng buộc nhiều mối quan hệ làng xã…). Do đó, khi chuyển giao cho Phòng Công chứng thực hiện, việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, quy trình, thủ tục công chứng đã khiến một bộ phận nhân dân và chính quyền cơ sở cho rằng việc giải quyết của các Phòng Công chứng chưa được thông thoáng, thậm chí còn gây khó khăn, phiền hà.
Phương Hoa
Ý kiến bạn đọc