Multimedia Đọc Báo in

Giết bạn gái để cướp tài sản

05:29, 04/07/2012

Đầu tháng 9-2011, trong khi thi đấu võ thuật tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Cao Văn Hào (SN 1988), vận động viên võ thuật của tỉnh Nghệ An đã làm quen và có quan hệ tình cảm yêu đương với chị Trần Thị Kim Ánh (SN 1982), trú tại huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên). 

Ngày 9-10-2011, chị Ánh có việc lên Dak Lak nên điện thoại rủ Hào từ Nghệ An vào Buôn Ma Thuột chơi. Trong quá trình đi chơi tại Buôn Ma Thuột, có lần chị Ánh đưa thẻ ATM cho Hào để thanh toán tiền ăn uống nên Hào biết được mã số Pin thẻ ATM của chị Ánh. Vào khoảng 10 giờ ngày 12-10-2011, chị Ánh rủ Hào xuống Trung đoàn 95 thuộc địa bàn phường Bình Tân (TX. Buôn Hồ).  Khi đến đèo Hà Lan, chị Ánh rủ Hào vào quán trên đỉnh đèo để uống nước giải khát nhưng Hào lại chở chị đi vào sâu trong khu vực rừng thông “tâm sự”. Tại đây, do thấy chị Ánh mang nhiều tài sản, đeo nhiều nhẫn vàng trên người và biết tài khoản ATM của chị có nhiều tiền nên Hào đã nảy sinh ý định giết chết chị Ánh nhằm cướp tài sản. Hào đã dùng hai tay bóp mạnh vào cổ chị Ánh khiến chị bất tỉnh rồi bế để lên xe môtô chạy sâu vào bên trong thêm khoảng 200m và vứt chị xuống mương đất (là giao thông hào công sự). Thấy mắt chị Ánh còn mở và miệng kêu ú ớ, Hào tiếp tục nhặt đoạn cây gỗ đâm vào cổ chị Ánh nhiều nhát rồi dùng chân đạp lên người chị Ánh. Tưởng chị Ánh đã chết, Hào lục soát trên người chị lấy toàn bộ tài sản gồm: khuyên tai, sợi dây chuyền, vòng lắc đeo tay, điện thoại di động, ví da, túi xách, thẻ ATM rồi bỏ trốn. Chị Ánh tỉnh dậy, bò lết ra đường và được người dân phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời. Biết không thể trốn thoát, ngày 14-10-2011, Cao Văn Hào đến Cơ quan điều tra Công an TX. Buôn Hồ đầu thú.

Ngày 28-6, TAND tỉnh đã đưa bị cáo Cao Văn Hào ra xét xử lưu động tại phường Bình Tân (TX. Buôn Hồ) về các tội: “Giết người” và “Cướp tài sản”. HĐXX đã tuyên phạt Cao Văn Hào 15 năm tù về tội Giết người, 8 năm tù về tội Cướp tài sản, tổng hợp chung phải chấp hành 23 năm tù giam.

Minh Lý


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.