Multimedia Đọc Báo in

Khi người dân chủ động tố cáo hành vi gian lận thương mại...

08:50, 27/06/2015
Lâu nay, có không ít người vẫn cho rằng, chống hàng giả, lậu, gian lận thương mại là trách nhiệm của cơ quan chức năng; thế nhưng thời gian gần đây, việc người dân chủ động tham gia tố cáo các hành vi sai phạm đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần tự bảo vệ và lấy lại công bằng cho chính mình.

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh, đã có 9 cây xăng gắn con chíp điện tử (IC chương trình) để ăn bớt lượng xăng bán ra cho khách liên tiếp đã được cơ quan chức năng bắt quả tang và xử lý. Điều đáng nói là hầu hết vụ việc được phát hiện và triệt phá là do nguồn tin của người dân chủ động tố cáo với cơ quan chức năng. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Đào Chí, Chi cục Phó Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh cho hay, chính sự phối hợp hiệu quả của người dân đã giúp lực lượng xử lý tận gốc hành vi gian lận, là đầu mối quan trọng để lực lượng QLTT vào cuộc truy quét, góp phần lấy lại công bằng cho NTD. Trên thực tế, hành vi cài IC chương trình để ăn bớt số xăng trên là hành động thiếu đạo đức trong kinh doanh, gây thiệt hại cho NTD. Song, thủ  đoạn gian lận trên là hết sức tinh vi, nếu như người dân - những người tiêu dùng (NTD) trực tiếp chịu thiệt hại không chủ động lên tiếng tố cáo và sau đó, tiếp tục phối hợp cung cấp thông tin kịp thời thì lực lượng QLTT cũng khó mà bắt quả tang hành vi gian dối của  gian thương.

Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của NTD khi bị xâm hại. Việc người dân mạnh dạn tố cáo cây xăng gắn chíp cho thấy, NTD đã có ý thức chủ động sử dụng quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp cần thiết, tránh tình trạng bị “móc  túi” oan. Những hành động tích cực như thế đã góp phần đưa Luật Bảo vệ quyền lợi NTD thật sự “chạm” vào cuộc sống của người dân và phát huy hiệu quả là “tấm  lá chắn” hữu hiệu bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.