Multimedia Đọc Báo in

Trường THPT Chu Văn An: Xây dựng môi trường không có học sinh vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội

09:25, 06/01/2016
Thực hiện quy chế phối hợp về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật giữa Công an tỉnh và các cơ sở giáo dục, thời gian qua Trường THPT Chu Văn An đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp nhằm giữ vững an ninh trật tự trong môi trường sư phạm, được công nhận là đơn vị điển hình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, giai đoạn 2010 - 2015.
Lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo, Công an tỉnh cùng các cơ sở giáo dục ký Quy chế phối hợp về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giai đoạn 2015 – 2020.
Lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo, Công an tỉnh cùng các cơ sở giáo dục ký Quy chế phối hợp về bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giai đoạn 2015 – 2020.

Trường THPT Chu Văn An đứng chân trên địa bàn 2 phường Thống Nhất và Tân Tiến (TP. Buôn Ma Thuột). Trường có 41 lớp học, với trên 1.500 học sinh. Số lượng học sinh đông, thêm vào đó địa bàn tương đối phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, giáo dục học sinh. Thầy Võ Tấn Hòa, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: xác định việc bảo đảm an ninh trật tự trong trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn dạy và học, Ban Giám hiệu nhà trường rất chú trọng, quan tâm thực hiện công tác này. Cụ thể ngay khi Công an tỉnh, Sở Giáo dục  - Đào tạo ký kết quy chế phối hợp, song song với việc xây dựng, ban hành quy định về công tác an ninh, giữ gìn trật tự, kỷ cương, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong nhà trường theo Quyết định số 46/2007/QĐ của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Ban Giám hiệu nhà trường đã chủ động phối hợp với công an 2 phường xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tự ở trong cũng như bên ngoài khu vực nhà trường. Hai bên thường xuyên duy trì mối liên hệ, định kỳ tổ chức sơ, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm trong ngành Giáo dục. Bên cạnh đó nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, HIV/AIDS và tệ nạn mại dâm, với sự tham dự của các thành viên, như: Công đoàn, Đoàn trường, các tổ chuyên môn; phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, các cơ quan chức năng, lực lượng công an tích cực phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh giữa học sinh ngay từ lớp, trường. Kết quả trong 5 năm, nhà trường không để xảy ra trường hợp học sinh vi phạm pháp luật, hoặc học sinh cá biệt, tham gia gây rối, làm mất trật tự...

Để nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy trường lớp của học sinh, nhà trường đã quan tâm đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho các em thông qua các chương trình chính khóa và hoạt động ngoại khóa. Vào sáng thứ hai hằng tuần Ban Giám hiệu đều dành thời gian nhắc nhở, tuyên truyền những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự trong trường học; tổ chức cho 100% học sinh ký cam kết hưởng ứng các cuộc vận động, như: chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ; không tham gia mua bán, sử dụng ma túy; học sinh nói không với thuốc lá… Ban chỉ đạo giao nhiệm vụ cho Ban Chấp hành Đoàn Trường phân công các Đội cờ đỏ và Đội thanh niên xung kích theo dõi, đánh giá việc thực hiện nền nếp của học sinh, các trường hợp vi phạm tùy theo mức độ đều bị xử lý dưới các hình thức: viết bản tường trình, bản kiểm điểm, khiển trách, cảnh cáo trước toàn trường... 

Không chỉ “gói gọn” sự theo dõi, quản lý học sinh trong khuôn viên nhà trường, Trường THPT Chu Văn An còn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý học sinh ở bên ngoài trường học. Với đặc điểm trên địa bàn 2 phường có nhiều điểm internet nên dẫn đến tình trạng một số học sinh bỏ học, cúp tiết, nhà trường đã giao Ban thi đua học sinh phối hợp với giáo viên các lớp rà soát những trường hợp cúp tiết thường xuyên, có biểu hiện “nghiện game” để thông báo, phối hợp với gia đình các em tìm giải pháp khắc phục, chấn chỉnh. Đặc biệt nhà trường thường xuyên làm tốt công tác nắm bắt tình hình, những mâu thuẫn nảy sinh giữa học sinh trong trường với học sinh trường khác trên mạng xã hội Facebook để kịp thời làm công tác hòa giải, không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, đáng tiếc. Đơn cử như nhà trường đã hòa giải thành công một trường hợp “hẹn hò” giải quyết mâu thuẫn giữa một học sinh lớp 10 của trường với một học sinh lớp 9 trường khác, mà nếu không phát hiện, mâu thuẫn có lẽ đã không dừng lại ở mức độ “lời qua tiếng lại” trên Facebook… “Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục tập trung, bảo đảm tốt an ninh trật tự trong trường học, tạo ra một môi trường thật sự an toàn, lành mạnh, thân thiện, giúp các em được học tập, vui chơi, tiếp thu những tri thức từ thầy cô, bạn bè để hoàn thiện nhân cách, đạo đức, làm một công dân có ích cho xã hội sau này”, thầy Võ Tấn Hòa nhấn mạnh.

Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.