Multimedia Đọc Báo in

18 năm tù dành cho kẻ giết vợ hờ

16:33, 09/07/2018

Sáng 9-7, TAND tỉnh đã mở phiên tòa sơ thẩm hình sự xét xử và tuyên phạt bị cáo Y Nơn H’mok (SN 1970, trú buôn M’blớt, xã Ea Bông, huyện Krông Ana) mức án 18 năm tù về tội giết người. Ngoài ra, Y Nơn phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 128 triệu đồng.

Theo cáo trạng, Y Nơn và bà H’rum Bkrông (SN 1975, trú cùng xã) chung sống với nhau như vợ chồng. Khoảng 8 giờ (không rõ ngày, tháng) năm 2007, Y Nơn nói sẽ xin tiền gia đình để xây nhà nhưng bà H’rum không đồng ý nên giữa họ xảy ra mâu thuẫn. Y Nơn đã tát vào mặt bà H’rum rồi bỏ đi uống rượu cho đến tối.

Bị cáo Y Nơn H’mok tại phiên tòa sơ thẩm.
Bị cáo Y Nơn H’mok tại phiên tòa sơ thẩm.

Khi nhậu về, Y Nơn bị bà H’rum than phiền vì thường xuyên đi uống rượu say. Do bực tức và nghi ngờ bà H’rum ngoại tình nên Y Nơn đã đánh liên tiếp khiến bà H’rum tử vong. Sau khi giết vợ, Y Nơn cột xác bà H’rum rồi đưa ra khu vực đất ruộng nhà mình (ở gần nhà) đào hố chôn nhằm phi tang. Khi chôn vợ, Y Nơn chôn theo một số vật dụng cá nhân của bà. Để che giấu hành vi phạm tội, Y Nơn đến nhà bố mẹ bà H’rum nói dối là vợ bỏ nhà đi đâu không rõ và giả vờ đi tìm. Sau đó, Y Nơn bán nhà và đất ruộng cho người khác.

Khu vực Y Nơn phi tang xác
Khu vực Y Nơn phi tang xác "vợ hờ" trong 10 năm.

Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 23-7-2017, trong lúc múc đất ruộng để làm gạch tại cánh đồng thuộc buôn M’blớt, một người dân phát hiện có nhiều mảnh xương và vật dụng sinh hoạt nên trình báo với cơ quan chức năng. Nghe tin, cùng ngày Y Nơn  đã đến Công an xã Ea Bông đầu thú.

Được biết, vào năm 1989, Y Nơn đã phạm tội trộm cắp tài sản và bị tuyên phạt 3 năm tù. Đến năm 1990, Y Nơn tiếp tục phạm tội trộm cắp và bị xử phạt 1 năm 6 tháng tù. Tháng 9-1998, Y Nơn bị UBND tỉnh ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục 24 tháng vì đã có hành vi gây rối trật tự công cộng.

Hà Duy

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.