Multimedia Đọc Báo in

Mạnh tay xử lý "tín dụng đen"

10:26, 06/11/2018
Tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh tháng 10,  triển khai nhiệm vụ  tháng 11-2018, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị đã yêu cầu cơ quan chức năng tiếp tục xử lý nạn “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh.
 
Nạn “tín dụng đen” đã len lỏi đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế khó khăn, khiến nhiều người rơi vào cảnh khốn cùng, bị uy hiếp tinh thần. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Công an tỉnh cần mạnh tay xử lý các trường hợp cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản của người dân.
 
Qua nắm bắt của lực lượng chức năng, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 20 nhóm hoạt động cho vay không có giấy phép kinh doanh, chủ yếu từ các tỉnh khác đến hành nghề. Các nhóm này hoạt động có tổ chức và mạng lưới chân rết ở nhiều nơi. Thông thường, người vay phải chịu lãi suất 30%/tháng, nếu chậm trả nợ thì bị đe dọa, cưỡng đoạt tài sản. Vừa qua, Công an tỉnh đã khởi tố vụ án và 4 bị can về hành vi cho vay nặng lãi dẫn đến cưỡng đoạt tài sản tại TP. Buôn Ma Thuột. Thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xử lý mạnh tay đối với loại tội phạm này ở các huyện, thị xã, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa.
 
Các đối tượng cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản tại cơ quan công an (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
Các đối tượng cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản bị bắt giữ tại cơ quan công an. (Ảnh do Công an tỉnh cung cấp)
 
Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng, nhất là tín dụng chính sách chú trọng tuyên truyền, giúp người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để không bị thiệt hại vì “tín dụng đen”.
 
Minh Thông
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.