Multimedia Đọc Báo in

Hai cơ sở kinh doanh xăng dầu ngang nhiên hoạt động không phép

17:09, 06/03/2020

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh vừa phát hiện 2 cây xăng trên địa bàn huyện Krông Pắc ngang nhiên hoạt động không phép đã nhiều năm nay.

Theo đó, sáng 5-3, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT tỉnh đã tiến hành kiểm tra đột xuất Doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Bình Phương (khối 6, thị trấn Phước An) và Cửa hàng bán lẻ xăng dầu Cường An số 1 (thuộc Công ty TNHH Xăng dầu Cường An, thôn 4, xã Ea Phê).

Cục Quản lý thị trường tỉnh lập biên bản
Cục Quản lý thị trường tỉnh lập biên bản, ban hành quyết định tạm giữ các chứng từ liên quan tại Doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Bình Phương

Tại thời điểm kiểm tra, Đội QLTT số 1 phát hiện Cửa hàng bán lẻ xăng dầu Cường An số 1 do ông Trần Văn Hùng làm Giám đốc đang thực hiện bán lẻ xăng dầu trong khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp này đã hết thời hạn kể từ ngày 15-5-2014; doanh nghiệp sử dụng phương tiện đo cột bơm xăng dầu không có Giấy chứng nhận kiểm định theo quy định.

... Và niêm phong hàng hóa để xử lý theo quy định
Cán bộ Quản lý thị trường niêm phong thiết bị bơm xăng dầu để xử lý theo quy định

Kiểm tra tại Doanh nghiệp tư nhân xăng dầu Bình Phương, ông Trần Thanh Bình chủ doanh nghiệp không xuất trình được Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Tại thời điểm kiểm tra, ông Bình khai nhận, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp đã hết thời hạn kể từ ngày 1-1-2017.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, ban hành quyết định tạm giữ các chứng từ, sổ sách liên quan đến việc kinh doanh của hai doanh nghiệp nói trên. Bên cạnh đó, Đoàn kiểm tra đã áp dụng các biện pháp niêm phong toàn bộ hàng hóa tồn kho, các thiết bị đo, bơm xăng dầu, buộc các cơ sở này tạm ngừng kinh doanh xăng dầu.

Vụ việc đang được  tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trâm Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.