Multimedia Đọc Báo in

Tăng tiết dạy môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

08:06, 08/04/2010

Tăng thời lượng dạy học môn tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết thành 500 tiết, đồng thời chủ động, linh hoạt trong việc điều chỉnh thời lượng dạy tiếng Việt. Đó là một trong những biện pháp của ngành GD-ĐT nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số cấp tiểu học.

 

 

Học sinh vùng cao

Nếu trong điều kiện không thể tổ chức dạy tăng buổi trong tuần hoặc dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh lớp 1, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường có thể điều chỉnh nội dung, thời lượng các môn học khác để tập trung vào dạy tiếng Việt cho học sinh.

 

Theo đó, các địa phương dựa trên điều kiện thực tế, đăng ký số lượng học sinh cụ thể với Bộ để Bộ chủ động về kế hoạch tập huấn giáo viên và phân phối tài liệu học tập cho học sinh trong năm học tới. Các sở GD-ĐT chủ động tìm nguồn kinh phí, huy động nguồn lực, tìm giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.

Bộ GD
-ĐT cũng yêu cầu các địa phương có HS dân tộc thiểu số cần xác định rõ việc dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch của từng năm học và trong kế hoạch nhiều năm của địa phương. Công việc này cần phải được tiến hành đồng bộ với các công việc khác như: tổ chức cho trẻ mầm non ra lớp làm quen với tiếng Việt; tổ chức mô hình nội trú dân nuôi; dạy học lớp ghép; nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; tổ chức dạy tiếng dân tộc cho giáo viên vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.

 

 

Theo GD&TĐ


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.