Multimedia Đọc Báo in

Học sinh không được đưa thông tin không lành mạnh lên mạng, giáo viên không được ép học sinh học thêm để thu tiền

10:48, 08/11/2010
Bộ Giáo dục – Đào tạo vừa công bố Dự thảo điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Dự thảo Điều lệ quy định 6 hành vi học sinh không được làm, cụ thể như: Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác; Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng; Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; Cấm học sinh không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia tệ nạn xã hội; đặc biệt, không đưa thông tin không lành mạnh lên mạng.
 
Nếu học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện có thể được khuyên răn hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức như: Phê bình trước lớp, trước trường; Khiển trách và thông báo với gia đình; Cảnh cáo ghi học bạ; Buộc thôi học có thời hạn.
 
Đối với giáo viên, điều lệ cũng quy định không được có các hành vi như: xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp; gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam; hút thuốc lá, uống rượu, bia khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp; bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục; đặc biệt, không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
 
Giáo viên có hành vi vi phạm quy định tại Điều lệ này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đ.T

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.