Multimedia Đọc Báo in

Thầy Hiệu trưởng nặng lòng với học trò vùng sâu

13:30, 13/11/2010
Thầy La Trọng Chương (SN 1958), sinh ra ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) nhưng đã gắn bó với mảnh đất Dak Nuê này gần trọn đời người. Năm 1977, thầy cùng gia đình vào Dak Lak xây dựng kinh tế mới và theo học tại Trường Trung cấp Sư phạm Dak Lak. Tốt nghiệp ra trường (1986) thầy về nhận công tác tại Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (xã Dak Nuê, huyện Lak), sau 3 năm công tác đã được bổ nhiệm làm hiệu trưởng và từ đó thầy gắn bó với trường cho đến ngày hôm nay.
Thầy La Trọng Chương.
Thầy La Trọng Chương.
Những ngày đầu đem “con chữ” đến với học sinh nơi đây thầy đã gặp muôn vàn khó khăn, cơ sở vật chất trường lớp thiếu thốn, đường đi lối lại len lỏi giữa rừng núi hoang vu; đời sống người dân chủ yếu là tự cung tự cấp. Hơn nữa, do tập quán và trình độ dân trí nên nhiều người chẳng quan tâm đến việc học hành của con cái. Học sinh nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, đòi hỏi người giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề. Là giáo viên trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp chưa nhiều nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ cộng với cái tâm của người thầy giáo nên thầy luôn nhiệt tình, tận tâm tận lực để dạy dỗ các em học tập. Trải qua trên 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy đã rút ra kinh nghiệm, để dạy học sinh học tốt trước hết phải biết tiếng nói của các em để tạo mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò. Chính điều đó, hằng đêm sau những giờ soạn giảng, thầy luôn trằn trọc suy nghĩ làm sao để các em có thể hiểu được những điều mình muốn truyền đạt. Thế rồi, thầy đã tự học tập 3 thứ tiếng M’nông, Êđê và Gia Rai để phục vụ cho công tác giảng dạy. Thầy cho biết, vận động học sinh đến lớp đã khó, duy trì sĩ số càng khó khăn hơn vì mùa mưa hay vụ mùa nhiều em bỏ học ở nhà lên rẫy theo bố mẹ. Nhờ biết tiếng của đồng bào nên thầy đã xuống các buôn làng trò chuyện thuyết phục phụ huynh để các em được đến trường, lớp học con chữ. Đồng thời, phải giải thích cho họ hiểu được tầm quan trọng của việc học thì hiệu quả vận động sẽ rất cao.
 
Thầy Ama Pui, giáo viên lớn tuổi nhất tại trường, cho biết: Thầy Chương luôn vui vẻ, hòa đồng và quan tâm đến giáo viên trong trường, luôn nêu cao tình thần trách nhiệm “Tất cả vì học sinh thân yêu"; là tấm gương cho nhiều đồng nghiệp noi theo. Nhà của thầy trở thành nơi để cán bộ, nhân viên trong trường làm nơi họp bàn chuyên môn.                 
 Thế Hùng

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.