Multimedia Đọc Báo in

Triển khai thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi

16:14, 30/01/2011

Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, trong đó có yêu cầu đến năm học 2013 - 2014 tất cả các cơ sở giáo dục mầm non sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi để hỗ trợ thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và  theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ.

 

Giờ ra chơi của học sinh Trường Mầm non 1-6 (TP. Buôn Ma Thuột)


Trước khi triển khai nhân rộng, các Sở GD - ĐT cần chỉ đạo thực hiện điểm. Cùng với đó là việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát trẻ em 5 tuổi theo từng năm học; tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong các cơ sở giáo dục mầm non và cộng đồng về mục đích, ý nghĩa, nội dung Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Đối với 15 tỉnh đã được tập huấn bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, Bộ GD-ĐT yêu cầu cần chủ động tổ chức bồi dưỡng nội dung tập huấn của Bộ cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên dạy mẫu giáo 5 tuổi. Trên cơ sở bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, các sở GD - ĐT lựa chọn các chỉ số để xây dựng bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ phù hợp với thực tế địa phương. Trước khi triển khai diện rộng, thực hiện điểm tại 2- 3 trường đang thực hiện Chương trình giáo dục mầm non.

 

 Các bé  trong giờ học hát (Ảnh; NH)

Các tỉnh chưa được tập huấn, Bộ GD - ĐT cho biết sẽ gửi tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ chuẩn qua hộp thư điện tử của các sở GD - ĐT để cán bộ quản lý và giáo viên nghiên cứu trước khi tham gia tập huấn trong năm 2011. Cùng với việc Chỉ đạo phòng GD - ĐT quận (huyện) hướng dẫn kiểm tra việc sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn, các Sở GD - ĐT cần báo cáo kết quả triển khai thực hiện bộ chuẩn hàng năm về Bộ GD - ĐT theo báo cáo năm học.


NH (Nguồn Báo Giáo dục và Thời đại)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.