Multimedia Đọc Báo in

Bạn đọc viết

Điểm trường mẫu giáo đông Duy Lễ (Krông Bông) xuống cấp nghiêm trọng

10:12, 27/09/2011

Điểm trường mẫu giáo đông Duy Lễ thuộc Trường Mầm non Họa Mi đóng trên địa bàn thôn 10, xã Hòa Lễ (Krông Bông) là nơi học tập của học sinh mẫu giáo thuộc 3 thôn phía đông khu vực Duy Lễ, xã Hòa Lễ. Điểm trường này được xây dựng từ năm 2001 do ban tự quản các thôn 10, 11 và 12 “xin” vật liệu được thanh lý từ Trạm Y tế xã dựng lên để có chỗ cho con em học tập.

 

Do được làm từ những loại vật liệu chắp vá và đã qua 10 năm sử dụng nên các phòng học của điểm trường này bị xuống cấp nghiêm trọng, mái tôn bị rỉ sét thủng lỗ chỗ, ván tường thì bị mối mọt. Cả điểm trường đều xiêu vẹo, mục nát, rất nguy hiểm cho cô và trò mỗi khi có mưa to gió lớn. Cả 3 thôn phía đông Duy Lễ mỗi năm có từ 120 – 150 cháu trong độ tuổi đến lớp mẫu giáo nhưng do phòng học thiếu, lại xuống cấp nghiêm trọng đến mức có thể sập đổ bất cứ lúc nào nên năm học 2011-2012, Trường Mầm non Họa Mi chỉ dám tiếp nhận 51 cháu trong độ tuổi từ 5 tuổi trở lên vào học tại điểm trường này. Với tình trạng cơ sở vật chất như hiện nay, những phụ huynh có con em đang theo học tại điểm trường này rất bức xúc và lo lắng. Chị Bùi Thị Hưởng ở thôn 10, xã Hòa Lễ cho biết: “Điểm trường ở trước nhà, tôi thường xuyên phải chứng kiến cảnh giáo viên, phụ huynh và học sinh chạy như “ong vỡ tổ” để sơ tán các cháu học sinh ra khỏi các phòng học mỗi khi có mưa to gió lớn. Nhất là trong mùa mưa bão, chưa hết giờ học, phụ huynh phải đến trường rất sớm để đón con về vì sợ sập trường”. Cũng như chị Hưởng, nhiều bậc phụ huynh có con em theo học ở đây cũng kể: trong lúc đang làm nương rẫy mà thấy dấu hiệu trời sắp mưa đều phải bỏ việc đồng áng để kịp về đón con ra khỏi lớp vì sợ sập trường.

Khi được hỏi về tình trạng cơ sở vật chất tạm bợ của điểm trường mẫu giáo đông Duy Lễ, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lễ cho biết: Do không có nguồn vốn để đầu tư tu sửa nên địa phương đành để tình trạng này kéo dài trong nhiều năm nay.

Phan Tuân

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.