Multimedia Đọc Báo in

Toàn tỉnh có 10 trường dân tộc bán trú

12:29, 12/09/2011

Năm học 2011-2012, toàn tỉnh có 10 trường dân tộc bán trú, với 936 học sinh, gồm: 1 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở và 7 trường trung học phổ thông.

Năm học 2008-2009,Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Phan Bội Châu (xã Ea Trang, huyện M’Drak) được thành lập đáp ứng nhu cầu của học sinh trên địa bàn

Mỗi tháng các em được hỗ trợ kinh phí ăn, ở bằng 40% mức lương tối thiểu chung. Việc xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú  điểm tại một số địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Krông Ana, Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea H’leo, Lak, Krông Bông và M’Drak nhằm tăng tỷ lệ huy động học sinh dân tộc thiểu số, học sinh gia đình chính sách trong độ tuổi ra lớp, giảm tình trạng học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt, nâng tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Điển hình năm học 2010-2011, Trường THPT Ea H’leo (huyện Ea H’leo) có 25% học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng; trong khi đó, trước khi có các lớp học bán trú, tỷ lệ học sinh đỗ chỉ khoảng 10-12%; tỷ lệ này tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành (huyện M’Drak) là 20% và chỉ xấp xỉ 10-12%.

Nhờ mô hình trường dân tộc bán trú, học sinh tại các vùng khó khăn trong tỉnh được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn

Hiện tại, ngành Giáo dục đang xây dựng Đề án phát triển trường dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012-2015. Theo đó, sẽ tăng cường đầu tư để tất cả các huyện khó khăn của tỉnh có nhu cầu về loại hình này  được đầu tư về cơ sở vật chất, chế độ chính sách để huy động được nhiều hơn nữa các cháu đến trường; trước mắt, ưu tiên 5 huyện đặc biệt khó khăn.

Nguyên Hoa


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.