Giảm tải Chương trình SGK: Dễ bị “vênh” kiến thức
Bộ GD-ĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn giảm tải Chương trình SGK nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện, không ít giáo viên dạy môn Lịch sử đã than phiền vì hướng dẫn thiếu rõ ràng, bố cục bài giảng đứt đoạn.
Trong các môn khoa học, môn Lịch sử vốn mang tính hệ thống, xâu chuỗi kiến thức theo trình tự thời gian, không gian, có mối liên hệ giữa các sự kiện, bài học. Tuy nhiên, theo hướng dẫn giảm tải mới ban hành, nhiều giáo viên sẽ phải lọc bỏ bớt một số nội dung trong các bài, làm cho bài học thiếu tính logic. Đơn cử như trong sách Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử Việt Nam, mục 1, Hội nghị Giơ-ne-vơ cắt mất phần hoàn cảnh, diễn biến của hội nghị mà chỉ tập trung vào nội dung, ý nghĩa, hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ. Chính sự lọc bỏ này làm nội dung bài học bị đứt đoạn khiến giáo viên lúng túng, học sinh thì khó tiếp thu bài giảng.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Giảm tải Chương trình SGK là một chủ trương đúng đắn, nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội. Tuy nhiên, giảm tải như thế nào để đi đúng trọng tâm, thật sự giảm bớt chương trình mà vẫn bảo đảm nền tảng kiến thức cho học sinh là vấn đề đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo cũng như tập hợp kiến thức rộng rãi từ các nhà nghiên cứu giáo dục. Hy vọng bằng sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, quá trình giảm tải sẽ tạo nên sự đổi mới mạnh mẽ, xóa đi những bất cập còn tồn tại, nhất là xóa đi cách học đối phó, học nhiều nhưng nhớ chẳng bao nhiêu như hiện nay.
Ý kiến bạn đọc