Multimedia Đọc Báo in

Cách ghi nhớ hiệu quả các môn học xã hội

04:49, 12/03/2012

Với nhiều học sinh phổ thông, việc học và ghi nhớ kiến thức các môn khoa học xã hội như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý… gặp nhiều khó khăn. Trong thời điểm mùa thi đang đến gần, xin chia sẻ phương pháp và cách thức học tập các môn khoa học xã hội:

1. Xác lập những kiến thức bài học thành dạng dàn ý

Trên cơ sở kiến thức bài học được lĩnh hội trên lớp, học sinh cần tham khảo thêm tư liệu để hoàn chỉnh khối kiến thức bài học. Một mặt, ở trên lớp, cần ghi chép đầy đủ để thực hiện khả năng ghi nhớ kiến thức bài học lần thứ nhất. Khi về nhà tiến hành đọc để khắc sâu kiến thức lại 1-2 lần. Sau đó, xác lập khối lượng kiến thức đó dưới dạng một dàn ý (đề cương). Với các môn khoa học xã hội, không nên ghi nhớ theo kiểu máy móc, học vẹt, học tủ mà cần có các ghi nhớ theo cách hệ thống hóa các chương, mục, rồi mới phân tích các nội dung chi tiết, các đặc điểm... Trong hệ thống dàn ý đó, phải chia các ý chính và ý phụ đồng thời đi liền với nó là các đề mục tương ứng như: I, II, III (đối với các ý chính); 1, 2, 3…  (đối với các ý phụ) nhằm tạo điều kiện cho quá trình học dễ nhớ, dễ thuộc hơn.

2. Ghi nhớ - chép thầm

Đó là phương pháp đọc nhẩm, hoặc có thể vừa đọc nhẩm vừa dùng bút ghi ra giấy dàn ý đã xác lập nêu trên. Trong quá trình ghi nhớ thầm, nếu quên một ý nào đó thì phải xem lại kiến thức và ghi lại vào giấy nhiều lần ý đã quên để khắc sâu kiến thức dễ bị quên. Phương pháp này phải tiến hành từ từ, trước tiên là học thuộc các ý chính để nắm nội dung toàn bài, sau đó học các ý nhỏ trong ý chính đó. Cuối cùng, phải hệ thống lại toàn bộ kiến thức bài học bằng cách ghi ra giấy như một dàn bài hoàn chỉnh rồi đọc nhẩm lại một lần nữa đến khi cảm thấy đã hoàn toàn thuộc hẳn thì mới chuyển sang học bài khác hoặc môn khác.

3. Vẽ bản đồ tư duy

Vẽ bản đồ tư duy cũng là một phương pháp học khá mới mẻ với học sinh và sinh viên hiện nay. Hiệu quả của cách học này rất hữu hiệu, nhất là với các môn khoa học xã hội. Với phương pháp này, người học dựa vào khả năng tư duy, tưởng tượng, sáng tạo của mình nhằm xác lập mối quan hệ cũng như tương quan của các đơn vị kiến thức của bài học để thể hiện các mối quan hệ như nhóm, đối tượng; liên hệ ý nghĩa, tác dụng, đặc điểm, ứng dụng,.. Trong quá trình đơn giản hóa khối kiến thức bài học bằng bản đồ tư duy, phải chú ý mối quan hệ giữa các kiến thức với nhau tránh chồng chéo, nhầm lẫn giữa các đơn vị kiến thức. Ngoài ra, có thể dùng bút màu để tái hiện lại nội dung từng bài, từng chương đã học sao cho khoa học, dễ nắm bắt và dễ học thuộc hơn.

Văn Hà


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.