Multimedia Đọc Báo in

Bộ GD-ĐT tập huấn phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học cấp trung học cơ sở

17:11, 23/07/2012

Từ ngày 23 đến 26-7, tại TP. Buôn Ma Thuột, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tập huấn phương pháp “Bàn tay nặn bột” cho giáo viên bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học các trường THCS trên địa bàn tỉnh.

Tại Hội nghị, các giáo viên đã được chuyên viên của Bộ GD-ĐT truyền đạt các chuyên đề chung về phương pháp “ Bàn tay nặn bột” và các chuyên đề cụ thể của phương pháp này ở 3 bộ môn Vật lý, Sinh học và Hóa học. Đây là một bước tiến mới nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức hiệu quả hơn thông qua các hoạt động thực hành.

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” (tiếng Pháp: “La main à la pâte” ; tiếng Anh: Hands on), là một phương pháp dạy học tích cực, do giáo sư Georges Charpak (đoạt giải Nobel Vật lý năm 1992), Viện hàn lâm khoa học Pháp sáng tạo và phát triển từ năm 1995. Phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. “Bàn tay nặn bột” là một chương trình giáo dục tiên tiến, giúp đổi mới giáo dục khoa học chuyên sâu tại trường học ở Pháp. 

Trong năm 2012, Bộ GD-ĐT triển khai tập huấn phương pháp dạy học này cho giáo viên của 120 trường THCS tại  8 tỉnh, thành phố: Hà Giang, Hòa Bình, Cà Mau, Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Dak Lak và Bình Định. Cụ thể mỗi tỉnh chọn 5 phòng GD-ĐT, mỗi phòng chọn 3 trường THCS, mỗi trường chọn 6 giáo viên các môn Vật Lý, Hóa học và Sinh học tham dự.

 

Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.