Multimedia Đọc Báo in

Cậu học trò vùng sâu thi đỗ 2 trường đại học

08:02, 01/08/2012

Tin cậu học trò Phạm Minh Châu, con ông Phạm Minh Quang và bà Trần thị Ánh Phương thi đỗ hai trường đại học với điểm số cao khiến nhiều người dân thôn 4, xã Hòa Phong (huyệnKrông Bông) trầm trồ thán phục.

 Sinh ra trong một gia đình có bố, mẹ đều là giáo viên cấp 2, nên Châu sớm được gia đình quan tâm tạo điều kiện học tập. Vốn đam mê các môn khoa học tự nhiên, sau những giờ lên lớp, về nhà cậu chịu khó nghiên cứu bài vở, tìm giải những bài toán khó trong các sách giáo khoa và trên mạng Internet. Sự chăm chỉ ấy không chỉ mang lại kết quả liên tục 12 năm học phổ thông Châu đều đạt danh hiệu học sinh giỏi và tiên tiến, mà vinh dự lớn hơn là thành tích  đoạt  giải Nhì môn toán lớp 11 trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường (không có giải Nhất) và giải Nhì môn Toán trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 12.

Trong kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng vừa qua, Châu đăng ký thi khối A vào Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh và khối B vào ngành Bác sĩ đa khoa Trường Đại học Tây Nguyên. Kết quả, Châu đã đỗ cả hai trường với số điểm khá cao; trong đó, điểm thi vào Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh là 26 (Toán 8,5; Lý 8,5. Hóa 9) và điểm thi vào khoa Y Trường Đại học Tây Nguyên là 23. Châu cũng là người đầu tiên ở xã Hòa Phong đạt điểm thi Đại học cao như vậy. Bố mẹ đều muốn Châu chọn ngành y nhưng ước mơ từ nhỏ của cậu học trò này là ngành kinh tế. Cậu tâm sự: “Cả 2 ngành học đều chịu áp lực cao, nhưng thời gian học ngành kinh tế ngắn hơn, sẽ đỡ tốn kém cho bố mẹ, vì hiện tại em còn 1 người anh, năm nay cũng bước vào năm cuối ngành Sư phạm Lý Đại học Tây Nguyên”.

 Mai Viết Tăng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.