Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo lấy ý kiến góp ý sách tham khảo tiếng Êđê

16:56, 31/08/2012

Ngày 30-8, Ban Nghiên cứu Giáo dục học sinh dân tộc đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý sách tham khảo tiếng Êđê cấp tiểu học, với sự tham gia của một số trí thức người Êđê, cán bộ quản lý các phòng GD-ĐT, trường tiểu học có đông học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên dạy bộ môn tiếng Êđê...

Tập truyện đọc Êđê bao gồm 3 tập, mỗi tập có 15 truyện ngắn thuộc 4 chủ đề: Nhà trường, gia đình, quê hương, đất nước. Tập truyện được trình bày bằng hai ngôn ngữ: tiếng Êđê và tiếng Việt. 

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng góp ý kiến, chỉnh sửa về cấu trúc, nội dung và cách chuyển ngữ, nguồn trích dẫn, tác giả và cách diễn đạt từng truyện ngắn. Những ý kiến đóng góp này sẽ được Ban Nghiên cứu Giáo dục học sinh dân tộc ghi nhận, sửa chữa bổ sung, hiệu đính để trình Bộ GD-ĐT thẩm định trước khi xuất bản.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Phan Hồng, Giám đốc Sở GD-ĐT khẳng định, để đáp ứng nhu cầu học tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc thiểu số, Ban Nghiên cứu Giáo dục học sinh dân tộc đã có một quá trình thực nghiệm sau khi biên soạn bộ sách giáo khoa tiếng Êđê. Hiện nay, sách giáo khoa tiếng Êđê đã trở thành tài liệu chính thống được giảng dạy ở bậc tiểu học. Bên cạnh đó, việc biên soạn các tài liệu tham khảo cụ thể là các tập truyện đọc tiếng Êđê là rất cần thiết nhằm giúp học sinh nâng cao khả năng diễn đạt tiếng phổ thông, giữ gìn và phát huy tiếng mẹ đẻ.

Dự kiến tập truyện đọc tiếng Êđê sẽ xuất bản vào cuối năm 2012.  Đây là sách tham khảo bổ trợ cho chương trình dạy tiếng Êđê bậc tiểu học do Bộ GD-ĐT ban hành.


Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.