Multimedia Đọc Báo in

Hơn 900 sáng kiến, kinh nghiệm thực hiện các nội dung thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

16:22, 03/08/2012

Đến cuối năm học 2011-2012, toàn tỉnh có 940 trường tham gia phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đạt 99,26% tổng số trường học, trong đó hệ GDTX có 100% trung tâm đăng ký thực hiện.

Học sinh Trường THPT Buôn Ma Thuột hào hứng tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể
Học sinh Trường THPT Buôn Ma Thuột hào hứng tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể (Ảnh:minh họa)

Đáng ghi nhận, sau 4 năm triển khai thực hiện (từ tháng 5-2008), toàn ngành đã có hơn 900 sáng kiến, kinh nghiệm về thực hiện 5 nội dung của phong trào được đúc rút từ thực tế triển khai tại các trường. Tiểu biểu như: kinh nghiệm khuyến khích, hỗ trợ nhà trường thành lập các câu lạc bộ học tập, thể thao, văn nghệ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tạo sân chơi bổ ích nhằm phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, khám phá và giao tiếp cho học sinh; tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh tìm hiểu về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, mại dâm, HIV, tìm hiểu truyền thống văn hóa; vận động các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cấp học bổng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó, cấp phát sách giáo khoa, vở viết cho học sinh thuộc diện ưu tiên, học sinh dân tộc thiểu số; xây dựng diễn đàn về các vấn đề học đường, kỹ năng sống…

Sự vào cuộc của các trường đã cải thiện đáng kể môi trường học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đặc biệt giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Năm học 2007-2008, tỷ lệ học sinh bỏ học của tỉnh là 3,3% thì năm học 2011-2012 giảm xuống còn 1,33%.


Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.