Multimedia Đọc Báo in

Nỗi lo đầu năm học mới

07:20, 24/08/2012

Mỗi khi vào đầu năm học mới, cùng với niềm háo hức của con trẻ bao giờ cũng là nỗi lo của những bậc phụ huynh, đặc biệt là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

“Dẫu có đói nghèo cũng gắng “thắt lưng buộc bụng” để kiếm cho con dăm cái chữ!” - câu nói của anh bạn cùng xóm nghe sao mà chua chát thế! Tôi động viên: Ông yên tâm, làm cái đơn qua xã xin xác nhận nhà ông có hoàn cảnh khó khăn, xin miễn giảm các khoản đóng góp cho nhà trường… không lẽ trường lại bắt con ông nghỉ học à ? “Không được đâu bác ơi! Năm ngoái tôi có cả chục tờ xin xác nhận gia đình có hoàn cảnh khó khăn cũng không xong, nhà trường bảo cứ đóng cho cháu nhập học sau đó mới xét! May là vay lãi nóng được hơn triệu bạc nộp cho cả hai đứa. Những tưởng “ổn định” rồi nhà trường sẽ gọi lên trả lại, nào ngờ đến nay đã sang một năm học nữa mà không thấy tăm hơi… tiền đâu. Năm nay thì… căng thật!”. 

Loanh quanh các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông ở huyện tôi, xem ra cũng lắm chuyện nhiêu khê. Chị Nguyễn Thị M. có con gái vào lên lớp 5, Trường tiểu học N.T.M.K đạt chuẩn quốc gia. Đã chuẩn thì tất tần tật mọi thứ đều… phải chuẩn (!), từ sách, vở, bút, mực, dụng cụ học tập… đều phải chuẩn theo … quy định của trường. Chị M. kể: “Khổ quá bác ạ, tôi đã mua đồ dùng học môn thủ công cho cháu nhưng về nhà cháu vẫn khóc bảo mẹ mua không đúng … chuẩn của trường. Hỏi ra mới biết, “chuẩn trường” quy định là phải mua loại đồ dùng này tại một cửa hàng nhất định do giáo viên chủ nhiệm… hướng dẫn. Đến Trường Trung học cơ sở C.V.A tận một xã vùng ba, xã đặc biệt khó khăn của huyện, chúng tôi cũng không khỏi ngỡ ngàng. Những tưởng chỉ ở phố huyện mới đòi chuẩn này, chuẩn nọ, ai dè, vào tận nơi heo hút, nhà trường cũng treo ngay cái khẩu hiệu: “Năm học 2012 – 2013, trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia” ! Được vậy cũng mừng. Thế nhưng, nhìn vào trường thì thấy cơ sở vật chất thật đáng ngại cho cái chuẩn này. Một phụ huynh phản ánh: “Năm học trước, Nhà nước có chính sách phụ cấp cho mỗi học sinh phổ thông (từ tiểu học đến trung học phổ thông) 90.000 đồng/tháng thông qua các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cấp phát. Thế nhưng, ở xã tôi chỉ phát tiền có 6 tháng, còn lại 3 tháng được giữ lại để đầu năm học này mua các loại sách “chuyên ban” cho các em. Vậy là cả các em không học chuyên ban cũng được phát sách như nhau”. Không hiểu được cách làm này có phù hợp với những điều kiện thực tế hay không, chỉ thấy, đầu năm học này, nhiều bậc phụ huynh sau khi nhận sách ở trường (tất nhiên là được… cấp !) lại lục tục đem đi… bán. Và, cũng tất nhiên là không ai mua bởi hầu hết các bậc phụ huynh đã tranh thủ mua sách cho con em họ ngay từ đầu tháng sáu. Vậy nên sách được cấp lại… hóa thừa. Cũng không biết Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện tôi có “phạm luật” khi thực hiện chủ trương này hay không? Càng lạ nữa, việc cấp sách này cũng chỉ được thực hiện ở một số xã trong khi là chính sách chung cho cả vùng.

Đoàn Giao Hưởng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.