Multimedia Đọc Báo in

Xét tuyển thí sinh học trường phổ thông dân tộc nội trú vào ĐH, CĐ chính quy

09:10, 26/09/2012

Ngày 25-9, Bộ GD-ĐT có văn bản gửi các sở GD-ĐT, các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ về việc xét tuyển thí sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú vào ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012.

 Thí sinh tìm hiểu thông tin về kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 tại Trường Đại học Tây Nguyên ( Ảnh: tư liệu)
Thí sinh tìm hiểu thông tin về kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 tại Trường Đại học Tây Nguyên (Ảnh: tư liệu)

Tại điểm b, khoản 1, Điều 33 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy quy định việc xét tuyển vào ĐH, CĐ đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số, thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, nếu học 3 năm cuối cấp và tốt nghiệp THPT tại các huyện này thì hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học.

Đối với thí sinh thuộc 62 huyện nghèo học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, Bộ GD-ĐT hướng dẫn xét tuyển như sau:

Thí sinh học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú có hộ khẩu thuộc 62 huyện nghèo hoặc trước đây có hộ khẩu thuộc 62 huyện nghèo nay đã chuyển hộ khẩu về địa phương nơi đặt trường phổ thông dân tộc nội trú đều thuộc diện ưu tiên xét tuyển quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 33 của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.

Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định xét tuyển bổ sung cho vào học theo quy định và căn cứ vào học lực của thí sinh được xét tuyển vào trường. Hiệu trưởng quyết định việc học bổ sung kiến thức.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường triển khai thực hiện theo nội dung hướng dẫn trên. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ GD-ĐT để kịp thời xử lý.


NH (Nguồn GD&TĐ)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.