Multimedia Đọc Báo in

Tiêu chuẩn và quy trình đánh giá, chấm điểm năm học 2012-2013

14:50, 17/10/2012

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quy định tiêu chuẩn và quy trình đánh giá, chấm điểm đối với các sở giáo dục và đào tạo năm học 2012- 2013.

Các lĩnh vực công tác bao gồm: Giáo dục Mầm non, giáo dục Tiểu học, giáo dục Trung học, giáo dục Thường xuyên, giáo dục Chuyên nghiệp, giáo dục Dân tộc, khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, công tác Thanh tra, công tác Pháp chế và cải cách thủ tục hành chính, ưng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, công tác Tổ chức cán bộ, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, công tác thống kê, kế hoạch, quản lý tài chính và huy động các nguồn lực xã hội, công tác tăng cường cơ sở vật chất, quy hoạch mạng lưới trường lớp và trang thiết bị dạy học, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, công tác ngoại khóa, y tế, trường học, thực hiện các cuộc vận động và công tác tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương.

Ảnh:minh họa
Ảnh:minh họa

Thang điểm đánh giá mỗi lĩnh vực công tác là 10 điểm, đối với lĩnh vực giáo dục Mầm non, giáo dục Tiểu học, giáo dục Trung học, giáo dục Thường xuyên, giáo dục Chuyên nghiệp, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” công tác ngoại khóa, y tế, trường học (nhân hệ số 2) tổng số điểm thực hiện các lĩnh vực công tác là 220 điểm hoặc 210 điểm đối với các sở thực hiện 15 lĩnh vực công tác (không đánh giá lĩnh vực giáo dục Dân tộc).

Các sở GD-ĐT tổ chức triển khai văn bản này tới các đơn vị chức năng thuộc sở và các cơ sở GD-ĐT trong tỉnh/thành phố để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và phát triển giáo dục đào tạo cụ thể của từng điạ phương, đơn vị. Đầu năm học đăng ký thực hiện các lĩnh vực công tác và gửi về Trưởng vùng để tổng hợp; tham gia các hoạt động của vùng với ý thức trách nhiệm cao. Thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ, đúng quy định; báo cáo cuối năm gồm: báo cáo kết quả thực hiện và tự chấm điểm từng lĩnh vực công tác gửi về các đơn vị chức năng thuộc Bộ được giao chủ trì đánh giá lĩnh vực công tác và  báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện các lĩnh vực công tác gửi về Trưởng vùng thi đua.

Căn cứ Chỉ thị năm học, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, văn bản hướng dẫn trên, tình hình thực tế về phát triển kinh tế - xã hội giáo dục đào tạo của các địa phương trong vùng để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các lĩnh vực công tác, xây dựng văn bản ký giao ước thi đua; tổ chức hội nghị giao ban vùng, gửi giấy triệu tập và cùng lãnh đạo Bộ chủ trì hội nghị giao ban.

Nguồn GD&TĐ
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.