Multimedia Đọc Báo in

Trường Đại học Tây Nguyên tiếp tục xét tuyển nguyện vọng bổ sung

08:12, 09/10/2012

Trường Đại học Tây Nguyên vừa thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 3 kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2012, gồm 265 chỉ tiêu đại học và 140 chỉ tiêu cao đẳng.

Cụ thể: Ngành Triết học 30 chỉ tiêu; trong đó, điểm trúng tuyển ở khối D1: 13,5 điểm, khối A, A1: 13 điểm, khối C: 14,5 điểm. Ngành Sinh học 20 chỉ tiêu (14 điểm). Công nghệ sau thu hoạch 20 chỉ tiêu; trong đó, khối A, A1: 13 điểm, khối B: 14 điểm, Chăn nuôi 30 chỉ tiêu, Thú y 15 chỉ tiêu,

Khoa học Cây trồng 20 chỉ tiêu, Bảo vệ thực vật 30 chỉ tiêu, Lâm sinh 30 chỉ tiêu (đều có điểm sàn xét tuyển 14 điểm). Văn học 20 chỉ tiêu (15 điểm) và Quản trị kinh doanh 50 chỉ tiêu (14 điểm).

Ở hệ cao đẳng, các ngành Chăn nuôi, Lâm sinh và Khoa học Cây trồng đều có 20 chỉ tiêu (11 điểm), Quản lý đất đai 20 chỉ tiêu (10 điểm), Quản trị kinh doanh 20 chỉ tiêu; trong đó, khối A, A1: 10 điểm, khối D1: 10,5 điểm. Tài chính - Ngân hàng 20 chỉ tiêu; trong đó, khối A, A1: 10 điểm, khối D1: 10,5 điểm. Kế toán 20 chỉ tiêu; trong đó, khối A, A1: 10 điểm, khối D1: 10,5 điểm.

Điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung là điểm dành cho học sinh phổ thông khu vực 3, giữa các khu vực ưu tiên cách nhau 0,5 điểm; giữa các nhóm đối tượng ưu tiên cách nhau 1,0 điểm.

Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển: từ ngày 3-10 đến 17 giờ ngày 19-10. Thời gian công bố kết quả xét tuyển ngày 23-10. Hồ sơ xét tuyển gồm: bản chính hoặc bản sao công chứng giấy chứng nhận kết quả thi đại học, cao đẳng năm 2012; 1 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ người nhận. Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển qua bưu điện chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo đại học - Trường Đại học Tây Nguyên, số 567 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột,  Dak Lak.

Nhà trường sẽ cập nhật thường xuyên thông tin về quá trình xét tuyển vào lúc 17 giờ các ngày trong thời gian xét tuyển tại website: http://ttn.edu.vn.

Cao Nguyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.