Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục phối hợp với UNESCO để phát triển giáo dục

16:07, 09/01/2013

Sáng 9-1, Bộ GD-ĐT và Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã  ký kết thỏa thuận về Kế hoạch hoạt động phối hợp năm 2013.

Chính phủ Việt Nam và UNESCO hiện đang duy trì hợp tác theo tinh thần của Bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2012-2016, thuộc những lĩnh vực mà hai bên đã huy động được nguồn kinh phí tài trợ. Nhằm đáp ứng các lĩnh vực ưu tiên được đề ra tại bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên và Kế hoạch chung Một Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, Bộ GD-ĐT và UNESCO đã thống nhất về khung hợp tác giữa hai bên trong năm 2013.

Ưu tiên hàng đầu của Kế hoạch hoạt động phối hợp này là hỗ trợ đất nước trong quá trình xây dựng xã hội học tập sáng tạo, bền vững và hòa nhập. Để đạt được mục tiêu này, Bộ GD-ĐT và UNESCO sẽ triển khai các hoạt động thuộc 15 lĩnh vực: Xây dựng xã hội học tập; Dự án giáo dục vì sự phát triển bền vững; Hỗ trợ trung tâm nghiên cứu và đào tạo về biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro; Hoàn thiện công cụ tự đánh giá- lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai trong nhà trường với sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương; Chương trình Khu dự trữ sinh quyển- An ninh kinh tế và môi trường giai đoạn 3; Dự án liên ngành về phòng chống, ứng phó thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu tại Huế; Triển lãm Tuổi trẻ và sức khỏe tình dục cho thanh thiếu niên; Nhóm công tác ngành giáo dục; Quỹ đối tác toàn cầu về giáo dục; Lập kế hoạch ngành giáo dục; Giáo dục di sản; Dự án giáo dục về di sản văn hóa phi vật thể nhằm thúc đẩy giáo dục vì sự phát triển bền vững tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương; Phối hợp tổ chức hội thảo khung Chính sách quốc gia về học tập suốt đời ở một số nước ASEAN; Tham gia hội nghị các bộ trưởng Bộ giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ 47; Tiếp tục hỗ trợ các sự kiện giáo dục thường niên.

Để triển khai các hoạt động năm 2013, Bộ GD-ĐT đề xuất một số hình thức hợp tác với UNESCO như: Hỗ trợ thực hiện đề án Xóa mù chữ giai đoạn 2012-2020; Xây dựng và triển khai các dự án cho công tác xóa mù chữ tại một số vùng đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020; Hỗ trợ kinh phí tổ chức điều tra chính; Biên soạn tài liệu tuyên truyền cho người dân về những thông tin cơ bản về phòng chống HIV trong các Trung tâm học tập cộng đồng...

Nguồn GD&TĐ
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.