Ngành Giáo dục tích cực lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Theo đó, cùng với phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức hội nghị để lấy ý kiến đóng góp trực tiếp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của đại diện các đơn vị thuộc Bộ; tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc Bộ, các chuyên gia, nhà khoa học, các hội, hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và tổ chức lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành Giáo dục thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT.
Việc tổ chức lấy ý kiến về các quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để tham mưu, đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, trong đó có các quy định về giáo dục và đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp...
Bộ GD-ĐT yêu cầu việc tổ chức lấy ý kiến phải bám sát các định hướng, yêu cầu, nhiệm vụ, tiến độ được quy định tại Nghị quyết số 38/2012/QH13; Chỉ thị số 22-CT/TW; Kế hoạch số 216/KH-UBDTSĐHP; Kế hoạch của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 136/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần ưu tiên tập trung nguồn lực và chỉ đạo tổ chức của các cấp ủy Đảng, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GD-ĐT; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;
Nguồn GD&TĐ
Ý kiến bạn đọc