Multimedia Đọc Báo in

Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi

22:06, 12/03/2013

Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ vừa ký Thông tư liên tịch về hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo và chính sách với giáo viên mầm non theo quy định tại Quyết định số 60/2011/QĐ -TTg, ngày 26-10-2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015.

 
Theo đó, mức hỗ trợ là 120.000 đồng/tháng, được tính theo năm học, gồm 9 tháng. 
 
Thông tư cũng quy định cụ thể đối tượng trẻ em được hưởng, gồm: trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015; trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành; trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 điều này có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước; trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Riêng trẻ em mẫu giáo 3 đến 5 tuổi dân tộc rất ít người đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non hàng tháng được hưởng mức hỗ trợ bằng 30% mức lương tối thiểu chung cho mỗi trẻ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH.
 
Theo Vietnamplus
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.