Multimedia Đọc Báo in

Hướng dẫn một số nội dung tiếp tục triển khai áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào dạy học ở trường phổ thông

10:56, 02/07/2013

Bộ GD&ĐT vừa ban hành hướng dẫn một số nội dung tiếp tục triển khai áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB) vào dạy học ở trường phổ thông.

Theo hướng dẫn, trong những năm trước mắt, chưa xếp loại giờ dạy nếu giáo viên không có nguyện vọng được xếp loại. Các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT thanh tra, kiểm tra hành chính hoạt động dạy học có liên quan đến áp dụng phương pháp BTNB phải tôn trọng kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên đã được nhà trường phê duyệt và báo cáo. Đặc biệt, chưa thanh tra, kiểm tra sư phạm khi giáo viên áp dụng phương pháp BTNB nếu giáo viên không có nguyện vọng được thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó, các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và nhà trường có biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng phương pháp BTNB về thời gian chuẩn bị bài dạy, hỗ trợ kinh phí làm thiết bị dạy học và học liệu…; có hình thức động viên, khen thưởng các giáo viên tích cực áp dụng phương pháp BTNB đạt kết quả tốt.

Các trường chủ động sửa chữa, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, khuyến khích, hỗ trợ kinh phí và tạo các điều kiện thuận lợi khác cho giáo viên tự làm thiết bị dạy học và học liệu phục vụ dạy học. Đặc biệt, cần tập trung phát triển nguồn học liệu trên mạng để hỗ trợ học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao ở ngoài lớp học và ở nhà theo phương pháp BTNB. Nên ghi hình các tiết dạy và các buổi thảo luận, rút kinh nghiệm để làm tư liệu chia sẻ cho đông đảo giáo viên trong và ngoài trường tham khảo...

Theo Bộ GD&ĐT, các nội dung hướng dẫn nêu trên không chỉ được áp dụng đối với phương pháp BTNB mà có thể được áp dụng cho nhiều phương pháp dạy học tích cực khác theo hướng tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, tự học và sáng tạo của học sinh.
 

(Nguồn gdtd.vn)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.