Multimedia Đọc Báo in

Dak Lak: khoảng 40% học sinh DTTS được học tiếng Êđê

17:52, 31/10/2013

Đến nay, toàn tỉnh có 13 trường tổ chức dạy tiếng Êđê cho gần 1.500 học sinh, chiếm khoảng 40% tổng số học sinh DTTS, tăng 7 trường và hơn 1.350 học sinh so với năm học 2003-2004 - năm đầu tiên triển khai Chương trình dạy thực nghiệm tiếng Êđê trong trường phổ thông dân tộc nội trú.

Các địa phương có số đông trường, lớp, học sinh học tiếng Êđê  là: Cư M’gar, Krông Năng, Buôn Hồ, M’Drak, TP. Buôn Ma Thuột…

Anh 2-2c3dd.JPG
Giáo viên tiếng Êđê tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn

Theo đánh giá của Sở GD-ĐT, việc dạy học tiếng Êđê đã đáp ứng nguyện vọng đông đảo phụ huynh học sinh DTTS mong cho con em được học tiếng mẹ đẻ, tạo động lực nâng cao chất lượng học tập. Kết thúc năm học 2012-2013, trong tổng số gần 1.500 học sinh có 17% đạt học lực giỏi, 37,5% đạt học lực khá.

Để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc, góp phần bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của đồng bào Êđê, ngành Giáo dục phấn đấu đến năm 2015 có 14 trường PTDTNT, với 42 lớp tổ chức dạy tiếng Êđê cho khoảng 2.000 học sinh DTTS.

Nguyên Hoa
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.