Multimedia Đọc Báo in

Dạy thêm khi chưa được cấp phép bị phạt đến 12 triệu đồng

20:07, 25/10/2013

Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục vừa được Chính phủ ban hanh, vi phạm quy định về dạy thêm sẽ bị phạt đến 12 triệu đồng.

Cụ thể, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không bảo đảm cơ sở vật chất theo quy định;  phạt tiền từ 2-4 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng đối tượng. Phạt tiền từ 4-6 triệu đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép. Đối với hành vi tổ chức hoạt động dạy thêm khi chưa được cấp phép sẽ bị phạt tiền từ 6-12 triệu đồng.
Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

 Phạt đến 20 triệu đồng nếu thu các khoản trái quy định

Theo Nghị định, vi phạm quy định về học phí, lệ phí bị xử phạt theo quy định tại Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí. Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi không công khai thu, chi tài chính theo quy định. Đối với hành vi tổ chức thu các khoản trái quy định sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.
 
Phạt nặng hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ
 
Nghị định cũng quy định cụ thể mức phạt đối với vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ. Cụ thể, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với hành vi không cập nhật và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị. Đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa sẽ bị phạt tiền từ 2-8 triệu đồng. Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả. Đối với hành vi làm giả văn bằng, chứng chỉ sẽ bị phạt tiền từ 20- 40 triệu đồng.
 
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 10-12-2013.
 
Nguồn   Chinhphu.vn
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.