Multimedia Đọc Báo in

Đổi mới nội dung giáo dục nghề nghiệp

09:37, 21/02/2014

Theo Bộ GD-ĐT, hoạt động nghề nghiệp yêu cầu năng lực thực hiện của người lao động; năng lực được hình thành chỉ thông qua tích hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp.

thực hành lắp đặt mạch điện.JPG
Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề thực hành lắp đặt mạch điện

Nếu chỉ có kiến thức và kỹ năng mà không có thái độ, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn thì người lao động sẽ không thể sử dụng kiến thức, kỹ năng một cách hiệu quả trong công việc, khó có cơ hội tìm kiếm việc làm.

Chúng ta chưa làm tốt việc tích hợp 3 thành tố trên trong quá trình thiết kế, thực hiện chương trình đào tạo. Các môn học hoặc học phần được thiết kế và thực hiện rời rạc, thiếu tích hợp nên người học khi ra trường thường rất lúng túng khi xử lý các vấn đề trong thực tế hành nghề.

Những công việc sắp tới cần làm là phải xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp quốc gia, khung trình độ, chuẩn chương trình đào tạo dựa vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, các tiêu chuẩn đánh giá; biên soạn và hiện đại hoá giáo trình, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí theo yêu cầu tiếp cận năng lực; Cùng đó, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều nguồn khác nhau; phải có sự hợp tác chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường và doanh nghiệp để huy động nguồn lực và cho phép người học sớm làm quen với thực tế việc làm theo ngành nghề đào tạo…

Thực hiện đổi mới quản lý giáo dục nghề nghiệp, trong đó chú trọng xây dựng quy hoạch cơ sở giáo dục nghề nghiệp để bảo đảm đầu tư hiệu quả; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật như Luật giáo dục nghề nghiệp, Quy chế đào tạo theo tín chỉ; quy định bảo đảm chất lượng; quy định về tiêu chuẩn định mức, thành lập Hội đồng tư vấn về giáo dục nghề nghiệp…

Nguồn Bộ GD-ĐT
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.