Multimedia Đọc Báo in

Hết năm 2015, thành lập 3 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

16:12, 24/02/2014

Đây là một trong những bước triển khai Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT, công tác kiểm định chất lượng trong thời gian tới.

Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động tự đánh giá của cơ sở giáo dục, đào tạo và đánh giá ngoài của các cơ quan có chức năng đánh giá độc lập để đánh giá các cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc đánh giá các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục xác nhận mức độ cơ sở giáo dục đáp ứng mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định, làm căn cứ để cơ sở GD-ĐT giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục, được công khai, là căn cứ tham khảo cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, đào tạo và nhà sử dụng lao động tuyển chọn nhân lực từ cơ sở đào tạo.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đang được triển khai trong cả nước. Tất cả các Sở GD-ĐT đều có Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục. Trên 66% số cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên trong cả nước đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá; nhiều cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Từ nay đến năm 2020, tiếp tục huy động tất cả các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên triển khai tự đánh giá, cải tiến chất lượng và đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục theo chu kỳ 5 năm/lần. Đối với các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp, tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng và Phát triển hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 - 2020" theo Quyết định số 4138/ QĐ-BGDĐT ngày 20-9-2010 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Theo đó, đến hết năm 2015 sẽ thành lập 3 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (tổ chức kiểm định đầu tiên được thành lập theo quyết định số 3568/QĐ-BGDĐT ngày 05-9-2013), đến năm 2020 có 95% số cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp và các chương trình đào tạo được kiểm định ít nhất một lần.

Nguồn Bộ GD&ĐT
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.