Multimedia Đọc Báo in

Liên Hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục tiếng mẹ đẻ

14:33, 25/02/2015
Nhân kỷ niệm lần thứ 15 Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ, ngày 23-2, Liên Hợp quốc tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của "các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ" trong việc đảm bảo giáo dục cho tất cả mọi người.
 
Trong nhiều năm qua, UNESCO và UNICEF đã hỗ trợ Việt Nam đạt được những mục tiêu toàn cầu về "Giáo dục cho mọi người". "Giáo dục bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là một phần thiết yếu của việc đạt được các mục tiêu này, đồng thời nhằm tạo ra các điều kiện học tập cũng như củng cố những kỹ năng đọc, viết và làm toán. Việc tập trung mạnh mẽ hơn nữa vào công tác giảng dạy đào tạo, cải biên các phiên bản khác nhau của chương trình học và tạo ra những môi trường học tập phù hợp là những yêu cầu cần thiết để chúng ta đạt được những mục tiêu đã đề ra",Tổng Giám đốc UNESCO - Bà Irina Bokova đã nhấn mạnh trong thông điệp của mình.
 
Dạy tiếng Ê đê cho học sinh ở Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng ( xã Ea Yông, huyện Kr ông Pak). Ảnh tư liệu
Dạy tiếng Êđê cho học sinh ở Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng (xã Ea Yông, huyện Krông Pak). Ảnh tư liệu
Trong khi những thành tựu giáo dục có thể bị hạn chế bởi vị trí địa lý và việc tiếp cập thì ngôn ngữ là một rào cản khác cần phải vượt qua đối với trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS). Với tiếng Việt là ngôn ngữ chính trong các trường học và chỉ có một số ít giáo viên có khả năng giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ của các DTTS, điều này gây ra những bất lợi và thiệt thòi cho trẻ em DTTS  trong việc học tập. Nhiều em gặp khó khăn trong việc học và tiếp thu hoặc nhanh chóng bỏ học, điều này đã hạn chế các cơ hội đạt được tiềm năng đầy đủ của các em.
 
Tuy nhiên, một đất nước với hơn 91 triệu dân và 54 dân tộc, giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ đã được chứng minh là một chiến lược có hiệu quả cao trong việc cải thiện kết quả học tập của trẻ em DTTS. Giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ không chỉ giúp nâng cao chất lượng học tập - mà còn giúp tăng cường đa ngôn ngữ, nâng cao sự tôn trọng đối với sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa, đặc biệt là ở các xã hội đang phát triển nhanh chóng.
 
Với sự hỗ trợ của UNICEF, Bộ GD-ĐT đã thử nghiệm thành công một sáng kiến hành động nghiên cứu cho việc giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ tại ba tỉnh: Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh từ năm 2008. Kinh nghiệm từ các trường mầm non và tiểu học tham gia thử nghiệm sáng kiến này đã chứng minh rằng việc học tập của trẻ em dân tộc thiểu số được giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ của mình có kết quả cao hơn so với các em dân tộc thiểu số được giảng dạy ngay từ đầu bằng tiếng Việt.
 
Nguồn ĐCSVN
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.