Multimedia Đọc Báo in

Để chọn đúng các môn dự thi

09:07, 21/03/2015
Theo Quy chế tuyển sinh năm 2015, học sinh có thể lựa chọn thi nhiều môn thi. Tuy nhiên, nếu chọn quá nhiều môn học thi sẽ khiến học sinh không đủ sức học tập, khó huy động đủ lượng kiến thức để thi và không đạt được kết quả như mong muốn. Bởi vậy, để có cơ hội đạt được điểm cao trong kỳ thi sắp tới, học sinh nên chọn ít môn, theo sở trường và có cùng tổ hợp các môn tham gia xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ). 

Điều quan trọng nhất khi lựa chọn môn dự thi là phải xem bản thân học tốt những môn  nào thì chọn những môn đó để thi. Ngoài 3 môn bắt buộc là toán - văn - ngoại ngữ, để vừa xét công nhận tốt nghiệp và xét tuyển sinh ĐH, CĐ, học sinh lớp 12 phải chọn thêm môn dự thi. Bởi vậy, học sinh cần phải tính toán thật kỹ nên chọn đăng ký dự thi thêm những môn học nào cho phù hợp. Trong số những môn tự chọn, Vật lý là môn có nhiều ưu thế nhất, nếu học tốt. Bởi, nếu chọn môn Vật lý, học sinh chỉ thi thêm một môn nhưng lại được xét tuyển cùng lúc 2 khối: A1 và D1.

Để biết được các môn sở trường của mình đạt tới mức độ nào, học sinh nên căn cứ vào kết quả học tập của 3 năm cuối cấp THPT và tự nhẩm lại thử mình nắm được bao nhiêu phần trăm kiến thức của môn này. Đặc biệt, nên sưu tầm và tự giải các đề thi tuyển sinh trong những năm gần đây hoặc các đề thi thử năm 2015 trên các trang mạng có cùng khối thi mà mình dự định thi. Việc giải thử các đề thi cũng phải được thực hiện một cách nghiêm túc như thi thật. Nếu tự giải đạt kết quả từ loại khá trở lên, cơ hội trúng tuyển rất cao.

Ngoài ra, để có cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH ở nguyện vọng 1, học sinh cần phải cân nhắc thật kỹ những trường, những ngành nghề phù hợp với sức học và có điểm chuẩn ở mức điểm mà mình có thể đạt được. Tránh chọn những trường, ngành hằng năm có điểm chuẩn rất cao sẽ rất khó có cơ hội trúng tuyển.              

Ngô Mã Thiên

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.