Multimedia Đọc Báo in

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Krông Bông đạt trường Chuẩn quốc gia

09:38, 24/03/2015
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Krông Bông vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận trường Chuẩn quốc gia năm 2014.
Thừa ủy quyền UBND tỉnh, ông Phan Hồng, Giám đốc Sở GD-ĐT trao Bằng công nhận trường Chuẩn quốc gia cho Ban Giám hiệu Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Krông Bông.
Thừa ủy quyền UBND tỉnh, ông Phan Hồng, Giám đốc Sở GD-ĐT trao Bằng công nhận trường Chuẩn quốc gia cho Ban Giám hiệu Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Krông Bông.

Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Krông Bông được thành lập năm 1976 tại xã Krông Bông, huyện Krông Pak cũ (nay là xã Cư Drăm, huyện Krông Bông). Đến năm 1996, trường được chuyển về trung tâm huyện Krông Bông. Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp ngành, cán bộ, giáo viên nhà trường đã nỗ lực vượt qua khó khăn, phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi năm sau cao hơn năm trước. Đến nay, toàn trường có tổng số 25 cán bộ, giáo viên với 157 học sinh được phân bố ở 4 khối học; trong đó, có 100% giáo viên đứng lớp có trình độ cao đẳng, đại học sư phạm. Năm học 2013-2014, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú có 3 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 5 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 5 học sinh giỏi cấp huyện, 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THCS. Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng đầy đủ phòng học, phòng thực hành, phòng y tế, phòng nội trú cho học sinh và khu vui chơi giải trí cho học sinh theo quy định trường chuẩn. Từ những kết quả đạt được trong nhiều năm qua, tập thể nhà trường và nhiều cá nhân đã được tặng giấy khen, bằng khen của huyện và tỉnh.

   Phan Tuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.