Multimedia Đọc Báo in

Cụm thi quốc gia Đại học Tây Nguyên: Thí sinh đến làm thủ tục dự thi đạt 96%

21:59, 30/06/2015

Ngày 30-6, gần 23.100/23.934 thí sinh (TS) của 2 tỉnh Dak Lak và Dak Nông tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 tại cụm thi Đại học Tây Nguyên đã đến các địa điểm thi để làm thủ tục dự thi (đạt tỷ lệ 96%). 

Từ rất sớm thí sinh đã đến các địa điểm thi làm thủ tục dự thi
Từ rất sớm thí sinh đã đến các địa điểm thi làm thủ tục dự thi

Đây là kỳ thi đầu tiên mà kết quả sử dụng với 2 mục đích: xét công nhận tốt nghiệp THPT và cung cấp dữ liệu làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ, do đó tính cạnh tranh rất “khốc liệt” giữa các TS.

Được nghe cán bộ coi thi phổ biến quy chế, căn dặn những vật dụng không được đem vào phòng thi tránh vi phạm quy chế, TS còn điều chỉnh một vài sai sót liên quan đến thông tin cá nhân. Ông Nguyễn Tấn Vui, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên (cụm thi quốc gia) cho biết, sai sót không đáng kể, chủ yếu là sai họ, tên, ngày tháng năm sinh, diện ưu tiên cộng điểm… do lỗi nhập dữ liệu. Những sai sót này được Hội đồng tuyển sinh điều chỉnh ngay trong buổi sáng làm thủ tục dự thi.

Nghe phổ biến Quy chế thi
Nghe phổ biến Quy chế thi

Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Dak Lak, kỳ thi THPT quốc gia năm nay tỉnh Dak Lak có 25.848 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 4.389 thí sinh tự do. Như vậy, cụm thi địa phương do Sở GD-ĐT chủ trì (chỉ để xét tốt nghiệp THPT) có 6.252 TS (có 348 TS tự do) dự thi tại 15 điểm thi liên trường được tổ chức tại 15 huyện, thị xã, thành phố dưới sự giám sát của Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh.

... và điều chỉnh những sai sót
... và điều chỉnh những sai sót

Ngày mai (1-7), buổi sáng: TS thi môn Toán, hình thức tự luận, thời gian làm bài 180 phút, thời gian bắt đầu làm bài : 8 giờ. Buổi chiều: thi môn Ngoại ngữ, hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút, thời gian bắt đầu làm bài : 14 giờ 30 phút.

Nguyên Hoa 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.