Multimedia Đọc Báo in

Khai giảng năm học mới - Đôi điều đọng lại

09:56, 25/09/2015
Vui tươi, hào hứng là tâm trạng chung của học sinh, giáo viên trên địa bàn tỉnh trong ngày khai trường vừa qua, bởi Lễ khai giảng mới năm nay đã thực sự “lấy học sinh làm trung tâm” theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.

Lâu nay, nhiều thầy cô, các bậc phụ huynh và xã hội bức xúc vì lễ khai giảng mất dần ý nghĩa, không còn là của các em. Nhiều lễ khai giảng, các em phải đội nắng, dầm mưa chờ đợi quan khách và nghe “thưa” “kính” dài dòng, kể lể lê thê, cà kê dê ngỗng, có cả những nội dung chẳng liên quan gì đến học sinh.

Học sinh tham dự Lễ khai giảng tại một trường THPT  trên địa bàn huyện Krông Ana.
Học sinh tham dự Lễ khai giảng tại một trường THPT trên địa bàn huyện Krông Ana.

Đến năm nay, khi đưa con đi dự khai giảng năm học mới tại một trường mầm non, cảm nhận đầu tiên của tôi là các cháu rất vui trong không khí ngày khai giảng vui tươi, nhẹ nhàng, và nhất là không mệt mỏi khi phải nghe những bài phát biểu quá dài dòng của các quan khách. Các em hát Quốc ca, chào cờ, được nghe thư của Chủ tịch nước và cuối cùng là ngày hội cho học sinh với các thầy cô giáo. Những băng rôn, khẩu hiệu mang tính phong trào, sáo rỗng đã được thay bằng những bó hoa tươi thắm, những trò chơi vui thích cho con trẻ… 

Sự thay đổi này là tất yếu, và hiệu quả đối với học sinh, hiệu ứng đối với xã hội là rất rõ, nhưng tiếc là nó mới chỉ thay đổi ở mức độ “hiện tượng” mà chưa thật sự chuyển biến về “bản chất”. Bởi xuất phát từ “căn bệnh trầm kha” mang tên “thành tích” của ngành Giáo dục, trước lễ khai giảng các trường đã vào năm học và vẫn còn đó những buổi tập dượt cho lễ khai giảng. Khai giảng – ngày đầu tiên đến trường, em nào cũng náo nức chờ đợi để trở lại trường sau mấy tháng hè gián đoạn, được gặp lại bè bạn, thầy cô, chứ có phải kịch đâu mà cần tập dượt trước? Thế nên ngày khai giảng hôm nay không còn đúng như định nghĩa các em từng được biết trước đó.

Phó Thủ tướng đã thay mặt cho Chính phủ, thay mặt cho người lớn có trách nhiệm “đòi hỏi” ngành Giáo dục - Đào tạo cần thay đổi tư duy ngõ hẹp, cằn cỗi, sáo rỗng mà chúng ta đã đi trên con đường mòn này mấy chục năm qua để thay bằng con đường mới. Con đường còn rất dài và chông gai, nhưng vẫn hy vọng sẽ được mở ra bắt đầu bằng sự trả lại đúng tên gọi, đúng bản chất của ngày khai giảng.

Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.