Multimedia Đọc Báo in

Những đóa hoa học đường

04:33, 04/10/2015

Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng các em vẫn nỗ lực vươn lên học tốt và tràn đầy niềm tin về ngày mai.

Cậu bé bị bệnh tim và ước mơ trở thành giáo viên thể dục

Dáng vẻ gầy gò, nhút nhát  nhưng Trần Văn Hiếu (lớp 5B, trường tiểu học Nguyễn Huệ, xã Cư Êwi, huyện Cư Kuin) lại là cậu bé khá thông minh, nhanh nhẹn và đầy nghị lực. Căn bệnh tim bẩm sinh khiến tuổi thơ của em gắn liền giường bệnh. Nhà đông con, cộng thêm việc lo chi phí phẫu thuật tim cho Hiếu càng làm cho kinh tế gia đình khó khăn thêm chồng chất. Các anh chị của em cũng vì vậy mà lần lượt phải bỏ dở việc học hành để đi làm thêm phụ cha mẹ lo kinh tế gia đình. Sau ca phẫu thuật tim năm 6 tuổi, tuy vẫn không có được sức khỏe tốt như các bạn, nhưng Hiếu luôn cố gắng vươn lên. Em thổ lộ: “Vì con không khỏe, không thể cùng cha mẹ làm nương rẫy nên con phải cố gắng học để sau này có việc làm, có tiền phụ giúp cha mẹ”.

Em Trần Văn Hiếu phụ giúp bố mẹ công việc nhà.
Em Trần Văn Hiếu phụ giúp bố mẹ công việc nhà.

Phải trải qua nhiều đau đớn vì bệnh tật, lại ngày ngày chứng kiến cha mẹ vất vả lo toan cho gia đình có 6 người con nên Hiếu chững chạc hơn bạn bè cùng trang lứa. Không muốn cha mẹ phải lo lắng cho mình nhiều, hằng ngày, ngoài giờ học ở trường, em vẫn cố gắng phụ giúp việc nhà phù hợp với sức khỏe như: nấu cơm, giặt quần áo, gom củi… Buổi tối, khi cha mẹ yên giấc sau ngày lao động mệt mỏi thì em lại miệt mài bên sách vở tìm tòi, bổ sung kiến thức mới cho bản thân. Nhờ vậy, 5 năm liền cắp sách đến trường Hiếu đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Hiếu chia sẻ về ước mơ của mình: “Cha mẹ thường dặn em đi học đừng chạy nhảy, nô đùa nhiều kẻo mệt, nhưng em lại rất thích học môn thể dục vì nó giúp em rèn luyện sức khỏe ngày một tốt hơn. Vì thế, em sẽ cố gắng học tập rèn luyện thật tốt để sau này có thể trở thành giáo viên dạy thể dục”. Có lẽ, hoàn cảnh khó khăn, sức khỏe yếu đã không làm nản chí, ngược lại đó chính là động lực thôi thúc em học tập và vươn lên.

Nghị lực của cô học trò nghèo

Suốt 8 năm học, cô học trò dân tộc Nùng Vi Thị Hoa (lớp 9 trường THCS Cư Êwi, huyện Cư Kuin) đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Vượt qua hoàn cảnh gia đình khó khăn, em luôn phấn đấu học tập tốt và trở thành tấm gương sáng trong học tập của lớp, của trường.

Em Vi Thị Hoa tranh thủ ôn lại bài trước giờ lên lớp.
Em Vi Thị Hoa tranh thủ ôn lại bài trước giờ lên lớp.

Là đứa con duy nhất được cắp sách đến trường trong gia đình có 4 anh chị em, Hoa luôn lấy lời dạy bảo của cha mẹ “Cả nhà chỉ có mình con đi học nên mọi người đều đặt hy vọng ở con đấy!” làm mục tiêu “Nâng bước các em tới trường” do các đồn, tiểu đoàn thực hiện đã triển khai được hơn 2 năm. Các đơn vị đã vận động, quyên góp tặng quà và học bổng cho 16 cháu, với số tiền gần 40 triệu đồng mỗi năm. Trong dịp đầu năm học mới 2015 – 2016 này, các đồn biên phòng đã trích kinh phí mua sách vở, dụng cụ học tập tặng các cháu trị giá hàng triệu đồng. Riêng Đồn Biên phòng cửa khẩu Đắk Ruê đã vận động kinh phí từ các nhà hảo tâm mua tặng 24 chiếc xe đạp trị giá trên 12 triệu đồng cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Ea Bung và thị trấn Ea Súp (huyện Ea Súp).

Những phần quà tuy không lớn nhưng thiết thực và ý nghĩa, xuất phát từ những tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh dành cho các học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nơi biên giới. Hoạt động có ý nghĩa này không chỉ giúp nhiều em nhỏ tiếp tục được đến trường, động viên các em vượt khó vươn lên học tập mà còn là nét đẹp của tình cảm quân dân  khắng khít nơi phên giậu Tổ quốc.

 Kim Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.