Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có 2 tập thể và 6 cá nhân được Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen

21:18, 31/05/2016

Sở GD-ĐT cho biết có 2 tập thể và 6 cá nhân của tỉnh vừa vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc thực hiện Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) diễn ra  tại TP. Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) mới đây.

1
Trường TH Lý Thường Kiệt (TP. Buôn Ma Thuột) là một trong 4 trường triển khai thí điểm mô hình VNEN.

Hai tập thể là: Trường Tiểu học (TH) Nguyễn Tất Thành (thị xã Buôn Hồ) và Trường TH Lý Thường Kiệt (TP. Buôn Ma Thuột); 6 cá nhân gồm các thầy, cô giáo: Bùi Thị Thúy, Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường TH Lý Thường Kiệt (TP. Buôn Ma Thuột); Quách Đình Bảo, Chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Ea H’leo; Nguyễn Thị Hoài Thanh, giáo viên Trường TH Nguyễn Văn Trỗi (huyện Krông Năng); Võ Thị Lệ Thu, giáo viên Trường TH  Kim Đồng (huyện Krông Bông); Nguyễn Thị Hòa, giáo viên Trường TH Ea Rốk (huyện Ea Súp); Nguyễn Thị Năm, giáo viên Trường TH Võ Thị Sáu (TP. Buôn Ma Thuột).

Dự án “Mô hình Trường học mới Việt Nam” (hay còn gọi là Dự án GPE-VNEN) do Quỹ Hỗ trợ giáo dục toàn cầu (Global Partnership for Education - GPE) tài trợ cho Việt Nam nghiên cứu, vận dụng để triển khai, ủy thác qua WB; UNESCO tại Việt Nam là cơ quan giám sát và điều phối cùng một số đối tác phát triển giáo dục tại Việt Nam. Thời gian triển khai Dự án là 41 tháng (từ 1-2013 đến hết tháng 5-2016). Sau thời gian thí điểm vào năm học 2011-2012 tại 6 tỉnh (Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Kon Tum, Đắk Lắk và Khánh Hòa) cho 12 huyện, 24 trường và 48 lớp 2, Dự án chính thức được triển khai vào năm học 2012-2013, cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trong toàn quốc, với 1.447 trường.

Từ 4 trường TH triển khai thí điểm, đến nay tỉnh Đắk Lắk có 74 trường thực hiện mô hình VNEN và 56 trường TH nhân rộng mô hình VNEN.

 

Nguyên Hoa


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.