Multimedia Đọc Báo in

Hoàn thành việc chấm thi THPT quốc gia năm 2016 và lên điểm trước ngày 20-7-2016

16:33, 07/07/2016
Bộ GD-ĐT vừa gửi công văn đến các Chủ tịch Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2016 lưu ý các quy định về công tác chấm thi và công bố kết quả thi.
 
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2016 tại cụm thi Đại học  Tây Nguyên. Ảnh minh họa
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2016 tại cụm thi Đại học Tây Nguyên. Ảnh minh họa
Theo đó, Bộ đề nghị các Chủ tịch Hội đồng thi tiếp tục chỉ đạo, tổ chức chấm thi và công bố kết quả thi đúng quy chế, bảo đảm thời gian quy định, nhất là bảo đảm tính khách quan, sự chính xác và công bằng giữa các Hội đồng thi, trong đó lưu ý các quy định về công tác chấm thi và công bố kết quả thi.  Đối với công tác chấm thi, Chủ tịch Hội đồng thi chỉ đạo trực tiếp việc làm phách và bảo đảm an toàn, bảo mật của số phách; Tổ chức nghiên cứu, thảo luận kỹ về đáp án, hướng dẫn chấm, biểu điểm; thực hiện nghiêm túc quy định chấm chung để thống nhất trong chấm thi; Chấm thi được thực hiện theo quy trình chấm 2 vòng độc lập và tại hai phòng chấm riêng biệt; Thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của mỗi môn thi, theo cùng tiến độ chấm của Ban chấm thi. Hoàn thành việc chấm thi và lên điểm trước ngày 20-7-2016.
 
Về công bố kết quả thi: Các Hội đồng thi phải chuẩn bị tốt hạ tầng công nghệ thông tin, nhất là hệ thống máy chủ và đường truyền; làm việc với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, ưu tiên đường truyền cho việc công bố kết quả thi, bảo đảm không xảy ra nghẽn mạng khi công bố kết quả thi. Chậm nhất vào ngày 20-7-2016 dữ liệu kết quả chấm thi của Hội đồng thi phải được cập nhật vào Hệ thống phần mềm quản lý thi THPT quốc gia. 
 
 Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016, tỉnh Đắk Lắk có 2 cụm thi, với hơn 24.000 thí sinh dự thi. 
 
Nguyên Hoa ( Nguồn Bộ GD-ĐT)
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.