Multimedia Đọc Báo in

CHƯƠNG TRÌNH TƯ VấN TUYểN SINH, HƯớNG NGHIệP NĂM 2017: Cùng thí sinh giải đáp những băn khoăn

11:32, 03/03/2017

Chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2017 do Báo Tuổi trẻ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Tỉnh Đoàn tổ chức tại Trường THPT Buôn Ma Thuột  mới đây có sự tham gia của 3.000 học sinh các trường THPT trong tỉnh. Chương trình “nóng” lên ngay từ câu hỏi đầu tiên.

Sau khi nộp bài thi, thí sinh có phải nộp lại đề không? Nếu phải nộp đề, làm sao có thể nhớ được tất cả phần trả lời để đối chiếu với đáp án của Bộ GD-ĐT công bố? Khi làm hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh có được đăng ký nhiều nguyện vọng xét tuyển? Sau khi có kết quả thi, thí sinh có được thay đổi nguyện vọng đã đăng ký trước đó? Theo quy chế, thí sinh có được dự thi cả hai bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội? Sau khi có kết quả thi, thí sinh có được chọn bài thi tổ hợp có điểm cao hơn để xét tốt nghiệp? Nếu ở bài thi tổ hợp điểm thấp hơn có môn thi bị điểm liệt, thí sinh có được công nhận tốt nghiệp?... Tất cả những băn khoăn, thắc mắc trên đã được các chuyên gia, giảng viên đến từ Bộ GD-ĐT, các trường đại học (ĐH) công lập lớn tại TP. Hồ Chí Minh và đại diện lãnh đạo các trường ĐH, cao đẳng, các trường nghề trên địa bàn tỉnh giải đáp ở phần tư vấn chung. 

Một học sinh lớp 12 nêu băn khoăn về kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 với Ban tư vấn.
Một học sinh lớp 12 nêu băn khoăn về kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 với Ban tư vấn.

Ở phần tư vấn chuyên sâu, không ít học sinh băn khoăn là nên chọn học ngành mình yêu thích, hay học ngành nghề theo sắp đặt của bố mẹ. “Em thích học ngành Tâm lý, nhưng gia đình không muốn em theo ngành học này. Xin tư vấn giúp em nên theo ngành nào, cho em thêm thông tin về chương trình học, cơ hội việc làm ngành ngôn ngữ Anh và ngành Tâm lý?”, một học sinh chuyên Anh đặt câu hỏi. Giải đáp băn khoăn này, Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thực sự cơ hội việc làm của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh nhiều hơn ngành Tâm lý học. Người học tâm lý có thể làm rất nhiều ngành nghề khác nhau: chăm sóc khách hàng, trị liệu tâm lý; quản lý, tuyển dụng nhân sự; marketing, nghiên cứu thị trường; công tác văn hóa... Tùy vào chuyên ngành, sinh viên ra trường sẽ lựa chọn công việc thích hợp với bản thân. “Tuy nhiên, để thành công được ở ngành Tâm lý không dễ, theo tôi, em có năng khiếu về ngoại ngữ thì nên chọn ngành ngôn ngữ Anh. Còn nếu quá yêu thích ngành Tâm lý, sau này em có thể học thêm ngành học này”, Tiến sĩ Hạ nói.

Cũng như nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp của các năm trước được tổ chức tại Đắk Lắk, không ít thí sinh đặt câu hỏi quen thuộc nhưng luôn luôn “nóng” như: “Xin thầy cô cho biết nếu theo học ngành Công nghệ ôtô, sau này có dễ kiếm việc làm?”. Giải đáp thắc mắc này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ  Đỗ Văn Dũng, Hiệu Trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh gợi ý: Năm vừa rồi ngành Công nghệ ôtô ở trường có điểm chuẩn 23,75 điểm. Hiện nay, rất nhiều công ty lớn về ôtô chọn nhà trường làm trung tâm đào tạo. Vì vậy, các em yên tâm về việc làm ở ngành học này. Hơn nữa, sắp tới đây thuế nhập khẩu ôtô sẽ xuống 0% vào năm 2018, nên sự bùng nổ về nhu cầu sử dụng ôtô là rất lớn.

Theo các chuyên gia tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, bên cạnh tìm hiểu thông tin liên quan về ngành học, xác định đúng ngành học, bậc học, thì giải pháp tốt nhất chính là người học phải chủ động. Trong đó việc trang bị kỹ năng tự tạo việc làm, khởi nghiệp là yếu tố quan trọng đáp ứng xu thế phát triển của thị trường lao động Việt Nam. Hầu hết các ngành học khối kỹ thuật, công nghệ, khoa học ứng dụng, nông lâm thủy sản, kinh tế đều có những cơ hội để khởi nghiệp. Vấn đề có tính quyết định hiện nay không phải là chọn ngành dễ kiếm việc làm mà là lựa chọn ngành học phù hợp và chuẩn bị kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng tự tạo việc làm. 

Gia Nguyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.