Multimedia Đọc Báo in

Cẩn trọng lời nói, hành động trước con trẻ

15:24, 15/05/2017

Ai cũng muốn dạy con những điều tốt đẹp, mong mỏi con trưởng thành. Tuy nhiên, không ít bậc sinh thành, dù vô tình hay cố ý, đã có những lời nói hay việc làm ảnh hưởng không tốt đối với trẻ, thậm chí làm vẩn đục tâm hồn trẻ thơ.

Có những bậc cha mẹ thản nhiên kể những mánh khóe gian lận trong làm ăn hay chạy chọt để tiến thân ngay trước mặt con, thậm chí còn cho con biết việc chạy trường hay chạy điểm cho con hết bao nhiêu để mong con biết công khó của cha mẹ mà cố gắng vươn lên (!?). Cha mẹ làm thế nhưng lại mong con trở thành người đàng hoàng, tử tế. Ai cũng muốn con ngoan hiền nhưng không ít ông bố, bà mẹ lại nói tục chửi thề ngay trước mặt con, thậm chí nhằm vào con. Khi ra đường, không khó gặp cảnh người lớn chạy xe máy chở con trẻ ngang nhiên vượt đèn đỏ hay không đội mũ bảo hiểm trong khi lại khuyên răn con phải chấp hành đúng Luật Giao thông!

Nguyên nhân khiến người lớn ngang nhiên làm những điều không tốt ngay trước con trẻ, trước hết do tâm lý coi thường các cháu hoặc nghĩ chúng chẳng biết gì. Nhưng quan sát kỹ sẽ thấy, trẻ sớm nhận biết cách ứng xử của người lớn và hay bắt chước làm theo. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ: Cạnh nhà tôi, có một anh tài xế được bọn trẻ cùng phố rất quý, cứ thấy anh từ xa là chúng chạy lại chào lễ phép; trong khi những bậc cha chú khác thì chúng “nhác” chào, nếu có, phần nhiều do bố mẹ nhắc. Hóa ra, “bí quyết” để anh tài xế được bọn trẻ quý trọng là do anh đối xử đúng mực với chúng. Với người khác, được con trẻ chào thì chỉ ừ hử hay gật đầu đã là may, có người còn tỏ ra dửng dưng như... không nghe thấy. Nhưng anh tài xế thì không như thế, đáp lại lời chào của bọn trẻ bao giờ anh cũng đàng hoàng, thân mật: “Chú chào cháu!”.

Thế mới thấy, người lớn đối xử với trẻ thế nào thì sẽ nhận được điều tương tự từ các cháu, đơn giản thế thôi…

Nguyễn Trọng Hoạt


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.