Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo công tác hướng nghiệp nghề và tạo việc làm cho thanh niên khuyết tật

21:02, 19/05/2017

Sáng 19-5, Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh tổ chức Hội thảo công tác hướng nghiệp nghề và tạo việc làm cho thanh niên khuyết tật năm 2017.

Tham dự Hội thảo có đại diện các Sở GD-ĐT, LĐ-TBXH, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động khuyết tật; thanh niên khuyết tật tiêu biểu trong học nghề và ổn định việc làm.

Học sinh khuyết tật chia sẻ
Học sinh khuyết tật chia sẻ tâm tư, nguyện vọng tìm kiếm việc làm.

Từ năm 2007 đến nay, trung bình mỗi năm Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh đào tạo nghề cho hàng chục thanh niên khuyết tật, gồm các nghề: cắt may, làm hoa voan, móc chìa khóa, đồ mỹ nghệ, xâu hạt cườm, thêu tranh, quà lưu niệm, dịch vụ rửa xe… Ngoài ra, Trung tâm còn liên hệ giới thiệu nhiều em ở các dạng khuyết tật khác đến các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất thử và làm việc, có thu nhập ổn định.

Tại hội thảo, Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh, các chủ cơ sở, doanh nghiệp và thanh niên khuyết tật đã chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên khuyết tật.

Đại diện Sở LĐ-TBXH cũng đã giải đáp những chính sách ưu đãi với doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật như được vay vốn ưu đãi, đặc biệt là thuế…

Lãnh đạo Trung tâm trao Giấy chứng nhận cho các cơ sở, doanh nghiệp có sử dụng lao động khuyết tật.
Lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh trao Giấy chứng nhận cho các cơ sở, doanh nghiệp có sử dụng lao động khuyết tật.

Nhân dịp này, Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh đã trao Giấy chứng nhận công nhận 11 cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã mở rộng vòng tay nhân ái đón nhận, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên khuyết tật có thu nhập ổn định và sống hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Nguyên Hoa 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.