Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, tiểu học người dân tộc thiểu số

08:57, 12/05/2017

UBND tỉnh vừa có kế hoạch “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Giờ học Toán của học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (huyện Krông Pắc)
Giờ học Toán của học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng (huyện Krông Pắc)

Theo kế hoạch này, UBND tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 35% trẻ em dân tộc thiểu số (DTTS) trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em DTTS trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó 100% trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. Đến năm 2025 tỷ lệ trẻ em DTTS được học tiếng Việt tăng tương ứng là 50% và 95%. Hằng năm, 100% học sinh tiểu học DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt.

Để đạt mục tiêu trên, Sở GD-ĐT đẩy mạnh công tác truyền thông; tăng cường học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có học sinh DTTS; bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người DTTS; tăng cường công tác xã hội hóa. Đặc biệt xây dựng và thực hiện một số chính sách đặc thù đối với đội ngũ giáo viên tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS, nhất là ở vùng khó khăn.

Nguyên Hoa 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.