Multimedia Đọc Báo in

Hành trang du học

16:57, 25/07/2017

Hiện nay, nhu cầu du học các nước Đông Nam Á của học sinh trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng.

Mới đây, Công ty Cổ phần Hợp tác quốc tế Tanico đã tổ chức lễ nhập học cho hơn 200 du học sinh Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều phụ huynh và học sinh dù đã quyết định đầu tư đi du học nhưng lại không xác định được con đường du học sẽ như thế nào. Thậm chí có phụ huynh, học sinh đến khi tham dự lễ nhập học, nghe các chuyên gia tư vấn mới nhận ra : “Lâu nay, cứ nghĩ có visa và vé máy bay đi Nhật Bản hay Hàn Quốc là xong rồi!”.

Ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục và nhân lực quốc tế ICO có hơn 15 năm học tập, làm việc tại Nhật Bản chia sẻ: “Phụ huynh và học sinh cần tư duy tổng thể về con đường du học Nhật Bản, Hàn Quốc để xác định tâm thế, mục tiêu, động lực phấn đấu”. Con đường du học cũng giống như hành trình chinh phục đỉnh Olympia phải vượt qua 4 chặng: khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc và về đích. Trong đó chỉ duy nhất chặng khởi động thực hiện ở trong nước, 3 chặng còn lại phải vượt qua ở quốc gia mà mình dự định theo học.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Hợp tác quốc tế Tanico tặng quà du học sinh Nhật Bản tại Lễ nhập học.
Lãnh đạo Công ty Cổ phần Hợp tác quốc tế Tanico tặng quà du học sinh Nhật Bản tại Lễ nhập học.

Ở chặng “Khởi động”, các em phải học được 2 chữ “T”, đó là tiếng và tác phong làm việc của người Nhật Bản hoặc người Hàn Quốc, nếu không biết tiếng sẽ gặp nhiều khó khăn và khó có thể đạt được kết quả mong muốn. Việc học ngoại ngữ được tiếp tục trong 1 năm hoặc 1,5 năm khi sang nước bạn. Ở chặng “Vượt chướng ngại vật”, các em sẽ gặp phải 3 khó khăn lớn là: thiếu tình cảm, thiếu tiếng và thiếu tiền. Do đó, ngoài nỗ lực học tiếng Nhật hay tiếng Hàn, du học sinh cần phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý để bảo đảm cho lộ trình học tập những năm tiếp theo.

Ông Trường phân tích: khoản tiền đầu tư cho con em du học phụ huynh chỉ phải đóng một lần duy nhất (tương đương tiền học phí 4 năm học trong nước) ở năm học đầu tiên. Theo đó năm thứ nhất các em không phải đóng học phí nên có thể sẽ dư tài chính chút đỉnh. Vì vậy, có một số phụ huynh đã yêu cầu con gửi tiền về cho gia đình ngay từ năm học đầu tiên. Nếu không xác định rõ điều này, vô hình trung bố mẹ trực tiếp gây áp lực cho con. Từ năm học thứ 2 trở đi du học sinh sẽ đi làm thêm để tự trang trải cho việc ăn, học, ở của mình. Nếu siêng năng và có kế hoạch chi tiêu hợp lý, chắc chắn lúc này các em sẽ tự lo cho mình được, thậm chí còn có thể tiết kiệm gửi về cho bố mẹ. Cũng theo ông Trường, nếu các du học sinh vượt qua được chặng “Vượt chướng ngại vật” thì những chặng sau sẽ rất nhẹ nhàng.

Chặng 3 “Tăng tốc” là giai đoạn bước vào học nghề (hệ cao đẳng là 3 năm) và đại học (4 năm). Tuy nhiên theo các cựu du học sinh Nhật Bản, Hàn Quốc, một khi đã đi du học thì nên ước mơ và đạt mục tiêu thi đỗ vào đại học. Vì khi học đại học, các em mới có cơ hội tiếp xúc với người bản xứ, như vậy khả năng học tiếng của nước sở tại cũng nhanh hơn.

Chặng cuối cùng “Về đích” là giai đoạn các em sẽ quyết định ở lại nước sở tại làm việc hay trở về nước. Theo chia sẻ của nhiều cựu du học sinh, thì các em nên tranh thủ chính sách ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc, Nhật Bản ở lại làm việc, vừa tích lũy kinh nghiệm, vừa kiếm tiền. Hết thời gian ưu đãi, nếu du học sinh nào “bám  trụ” lại được thì ở lại còn không thì trở về nước. Với vốn tiếng Nhật, tiếng Hàn đã học, cùng tác phong làm việc được đào tạo tại hai nước nói trên, chắc chắn các em sẽ tìm được việc làm trong nước với thu nhập ổn định. Vì hiện nay, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia đầu tư lớn vào Việt Nam, trong khi đó nhu cầu nhân lực tiếng Nhật, tiếng Hàn làm việc tại Việt Nam đang thiếu. 

Gia Nguyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.