Multimedia Đọc Báo in

Để các khoản đóng góp không còn là nỗi lo đối với phụ huynh học sinh đầu năm học

16:09, 18/08/2017

Năm nào cũng vậy, sau khi khai giảng khoảng một tháng, trong cuộc họp phụ huynh đầu năm học, các nhà trường thường thông báo các khoản đóng góp của học sinh trong cả năm học.

Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, nhiều trường đã gộp tổng thể các khoản đóng góp của học sinh trong cả năm học gồm cả tiền đóng theo quy định và theo thỏa thuận để thu một lần. Cách làm đó tuy có gọn nhưng lại gây khó khăn đối với nhiều gia đình học sinh.

Tuy mỗi cấp học có các mức đóng góp khác nhau nhưng nếu gộp đóng một lần thì số tiền phải đóng sẽ lớn, có trường lên đến 4-5 triệu đồng. Với những gia đình có từ 2 con đi học trở lên thì số tiền đóng góp đầu năm học dường như là một gánh nặng không nhỏ.

Thiết nghĩ, để giảm bớt nỗi lo cho phụ huynh học sinh đầu năm học, các trường học cần có kế hoạch thu các khoản đóng góp sao cho hợp lý, tránh việc cộng dồn thu gộp một lần. Các khoản thu dù là theo quy định hay thỏa thuận cần được thu dải ra theo cả năm học để phụ huynh bớt đi gánh nặng, có điều kiện đóng góp mà không phải lo lắng xoay xở đóng góp. Bên cạnh đó, các nhà trường cần tránh thu những khoản không cần thiết, không phục vụ thiết thực cho việc học tập của học sinh; các khoản thu chi trong cả năm học cần được đưa ra bàn bạc, trao đổi và thống nhất với toàn thể phụ huynh học sinh.

Bên cạnh đó, để kịp thời động viên, khích lệ, chia sẻ với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh diện chính sách, các cơ sở giáo dục cần làm tốt công tác khảo sát các đối tượng ưu tiên, sớm hoàn thiện các thủ tục để các em được miễn, giảm các khoản đóng góp, được hỗ trợ chi phí học tập. Đồng thời, cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em yên tâm đến trường.

Nguyễn Thế Lượng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.