Multimedia Đọc Báo in

Không sử dụng khoản thu của Ban đại diện cha mẹ học sinh để hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy, khen thưởng

21:10, 04/08/2017

Sở GD-ĐT vừa có văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố; các phòng GD-ĐT; các đơn vị trực thuộc và các cơ sở GD-ĐT trên địa bàn tỉnh về việc hướng dẫn các khoản thu và chấn chỉnh tình trạng lạm thu từ năm học 2017-2018.

Học sinh Trường Tiểu học, THCS &THPT Victory.
Học sinh Trường Tiểu học, THCS &THPT Victory.

Một trong những nội dung Sở GD-ĐT tập trung hướng dẫn các đơn vị là khoản thu kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Sở khẳng định, theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, ngày 22-11-2011 của Bộ GD-ĐT, khoản thu này do Ban đại diện cha mẹ học sinh thu theo tinh thần tự nguyện; trong đó lưu ý “Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tại trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường”. Không sử dụng khoản thu của Ban đại diện cha mẹ học sinh để hỗ trợ các hoạt động dạy học, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Sở GD-ĐT cho biết, từ năm học 2017-2018, các khoản thu bắt buộc gồm: học phí; lệ phí tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; dạy thêm, học thêm; lệ phí giữ xe; bảo hiểm y tế học sinh. Đối với học phí được thu định kỳ hằng tháng, không thu gộp một lần (nếu phụ huynh học sinh tự nguyện thì nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học). Quỹ Đoàn, Hội, Đội thu theo quy định hiện hành, tuyệt đối không thu thêm hoặc thu cao hơn mức quy định; khoản thu này do các tổ chức trên quản lý thu, chi.

Trong văn bản này, Sở GD-ĐT cũng hướng dẫn chi tiết các khoản thu khác như: bảo hiểm thân thể học sinh, chi phí phục vụ bán trú và dạy học 2 buổi/ngày, nước uống tinh khiết, mua ghế ngồi ở sân trường, thu dọn vệ sinh, chăm sóc cây xanh, bảo vệ, các khoản thu tự nguyện phục vụ nhà trường…

Nguyên Hoa 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.