Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có 4 dự án đoạt giải Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2017-2018

21:47, 20/03/2018

Sở GD-ĐT cho biết, có 4/6 dự án của học sinh Đắk Lắk tham gia Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2017-2018 khu vực phía Nam diễn ra tại TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) từ ngày 17 đến 20-3 xuất sắc đoạt giải (gồm: 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 2 giải Khuyến khích).

Trong đó dự án “Điều hòa nhiệt độ nhà ở bằng phương pháp tiếp đất và thông khí” của Trường THCS Yang Mao (huyện Krông Bông) xuất sắc đoạt giải Nhì; dự án “Nghiên cứu sử dụng giun quế kết hợp men vi sinh trong xử lý rác hữu cơ lấy phân trồng rau ở quy mô hộ gia đình tại thị trấn Ea Kar (Trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Ea Kar) đoạt giải Ba; hai dự án “Máy phun thuốc điều khiển từ xa” (Trường THPT Ea Súp, huyện Ea Súp) và “Thiết kế, chế tạo lồng bẫy ốc sên” (Trường THCS Cao Bá Quát, huyện Cư M’gar) đoạt giải Khuyến khích. Ngoài ra, các nhà tài trợ của Cuộc thi còn trao giải cho 3 dự án của tỉnh Đắk Lắk.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT và nhà tài  trợ tặng hoa và quà cho 6 tác giả, nhóm tác giả có dự án
Lãnh đạo Sở GD-ĐT và nhà tài trợ tặng hoa và quà cho 6 tác giả, nhóm tác giả có dự án tham dự cấp quốc gia. Ảnh: Duy Tiến

Cuộc thi thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học được Bộ GD-ĐT tổ chức hằng năm nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, phát triển năng lực học sinh.

Cuộc thi khoa học kỹ thuật  khu vực phía nam năm nay có 34 đoàn học sinh của 32 Sở GD-ĐT và hai trường THPT thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, với 417 học sinh tham dự. Cuộc thi có 239 dự án thuộc 20 lĩnh vực trên tổng số 22 lĩnh vực của cuộc thi.

 Nguyên Hoa

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.