Multimedia Đọc Báo in

Khai giảng lớp cao học ngành Sư phạm khóa 27

17:04, 13/11/2018

Sáng 13-11, Trường Đại học Sư phạm Huế (Đại học Huế) phối hợp với Trường Đại học Buôn Ma Thuột tổ chức khai giảng lớp cao học ngành Sư phạm khóa 27 ( 2018-2020).

Tham dự Lễ khai giảng có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Huế; Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Buôn Ma Thuột; đại diện Sở GD-ĐT Đắk Lắk cùng 49 học viên.

 Các học viên tham dự Lễ khai giảng.
Các học viên tham dự Lễ khai giảng.

 Năm 2018, Trường Đại học Sư phạm Huế tuyển sinh cao học 2 đợt, có 427 học viên trúng tuyển. Trong đó, riêng tuyển sinh tại Trường Đại học Buôn Ma Thuột có 49 học viên (đợt 1 tổ chức trong tháng 4 -2018 có 13 học viên và đợt 2 tổ chức trong tháng 10 có 36 học viên), thuộc các ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán, Vật lý, Hóa học, Văn học Việt Nam, Địa lý, Quản lý giáo dục…

Phát biểu tại lễ khai giảng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Huế khẳng định, hai năm đào tạo trình độ thạc sĩ không dài, nhưng rất ý nghĩa để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học. Do đó, mỗi học viên phải nỗ lực cố gắng, đi sâu nghiên cứu, tìm tòi cái mới phù hợp với trình độ, yêu cầu của chuyên ngành đào tạo và khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Huế và Đại học Buôn Ma Thuột tặng Giấy khen cho các thủ khoa.
Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Huế và Đại học Buôn Ma Thuột tặng Giấy khen cho các thủ khoa.

Tại lễ khai giảng, Trường Đại học Sư phạm Huế đã tặng Giấy khen cho 3 học viên thủ khoa lớp cao học ngành Sư phạm khóa 27.

 Nguyên Hoa

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.